8 thực phẩm bạn đang ăn sai cách tai hại

Đây đều là những loại thực phẩm hết sức quen thuộc, luôn xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Nhưng chính vì chúng gần gũi như thế, nên ta không hề tìm hiểu một cách khoa học xem ăn chúng ra sao mới là chuẩn.

Những loại thực phẩm chúng ta thường chế biến sai cách

Trên thực tế, ta đang nấu nướng, chế biến những loại thực phẩm dưới đây hoàn toàn sai, khiến cho dinh dưỡng bên trong hầu như không còn.

1. Khoai

Giữa khoai tây và khoai lang tím thì khoai tây thua xa về chất dinh dưỡng. Hơn nữa, khoai tím có thể hạ huyết áp, giảm nguy cơ ung thư, giảm đường huyết còn khoai tây thì không. Và đừng quên, khoai tây là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào chứ không phải là một loại rau nhé! Nếu trẻ ăn nhiều canh khoai tây và bạn hoàn toàn yên tâm về việc con bạn đã nạp đủ chất xơ, hãy nghĩ lại.


Khoai tây thua xa khoai lang tím về mức độ dinh dưỡng và công dụng.

2. Cà rốt

Bạn vẫn thường có thói quen thái nhỏ cà rốt khi nấu canh, súp? Một nghiên cứu khoa học phát hiện thấy, cà rốt thái nhỏ sẽ tăng tiết diện tiếp xúc với nhiệt độ và khiến cho chất dinh dưỡng bị thất thoát ra ngoài. Điều này có nghĩa là sau khi rửa sạch và gọt vỏ, bạn nên nấu nguyên củ cà rốt.

3. Trà

Nếu như muốn hấp thu tối đa dưỡng chất từ tách trà, hãy quên cách uống của người Anh đi. Các nghiên cứu khoa học cho thấy thêm sữa vào trà sẽ loại bỏ lợi ích về tim mạch mà trà mang đến cho cơ thể. Khi uống trà xanh, tốt nhất là hãy thêm vào ít nước ép quả thay vì đường hoặc chất tạo ngọt. Vitamin C trong nước ép sẽ giúp tăng hoạt tính của các chất dinh dưỡng bên trong trà xanh.

4. Tỏi

Đừng chỉ bóc vỏ tỏi mà hãy đập dập/băm nhỏ từng tép nhỏ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc đập dập/băm nhỏ tỏi rồi để khoảng 10 phút (trước khi cho vào chế biến) sẽ giải phóng ra một enzyme có tên allicin, được cho là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đáng kể, cũng như tăng cường máu lưu thông dễ dàng bên trong các động mạch tim.


Tỏi đập dập hoặc băm nhỏ tốt hơn tỏi bóc vỏ thái lát nhiều lần.

5. Nước sốt salad

Các loại sốt không béo nghe trên lý thuyết thì rất hay, nhưng khi soi kỹ thành phần, bạn sẽ thấy chúng không thể so bì với nước sốt nguyên thủy. Nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích mà chất béo trong sốt salad mang lại, từ việc giúp bạn no lâu hơn và ngon miệng hơn, cho đến hấp thụ dưỡng chất từ rau xanh tốt hơn (cụ thể là lutein, lycopene, beta-carotene và zeaxanthin).

6. Táo và lê

Hãy để các loại quả của bạn chín mềm tự nhiên, vì quá trình chín này sẽ giúp bẻ gãy các phân tử chlorophyll, giải phóng nhiều chất chống oxy hóa tích cực bên trong quả hơn.

7. Súp lơ

Súp lơ hiển nhiên là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho cơ thể, với những tác dụng rõ rệt trong việc ngăn ngừa một số bệnh ung thư (ung thư da, ung thư vú). Tuy nhiên, cách bạn chế biến súp lơ có thể làm thay đổi mọi thứ. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy hấp là phương pháp duy nhất bảo tồn được hoàn toàn dinh dưỡng quý giá của súp lơ, thậm chí còn tăng cường các thành phần chống ung thư, giúp chúng trở nên mạnh hơn. Cả luộc hay xào đều là những phương pháp chế biến tồi tệ, phá hủy gần hết dưỡng chất của nó.

Một bí quyết nữa là hãy ăn súp lơ hấp kèm với đồ ăn cay, nó sẽ giúp tăng vị cũng như sức mạnh chống ung thư lên nhiều lần.

8. Mù tạt

Mù tạt dưới bất cứ hình thái nào cũng là gia vị bổ sung tuyệt vời cho các loại sốt, salad, sandwich, thịt nướng... Nhưng nếu như bạn muốn tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc ung thư thì hãy cẩn trọng khi lựa chọn mù tạt. Loại mù tạt vàng được cho là có công dụng tốt nhất cho sức khỏe, vì chúng có chứa hợp chất curcumin (một thành phần điển hình của nghệ), cực kỳ tốt cho cơ thể, miễn dịch, chữa bệnh...

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video