9 cách để ngồi thoải mái tại bàn làm việc

Ngồi làm việc không đúng cách có thể tăng khả năng bị chấn thương ở vai, cổ tay, lưng và cổ.

>>> Bàn làm việc “thông minh” cho dân văn phòng

Tệ hơn, bạn có thể bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể như co cơ, đau nhức và mệt mỏi. Đó là lý do vì sao bạn cần biết làm gì để giảm thiểu cơn đau mỏi khi làm việc tại văn phòng, Jean Duffy Rap, một nhà vật lý trị liệu ở Syracuse (New York, Mỹ) cho biết.

Đừng quá tập trung nhìn vào màn hình

Nghển cổ hoặc nghiêng đầu khi nhìn vào máy tính sẽ gây đau đầu và nhìn mờ. Bạn có thể phải liếc mắt khi đọc dòng đầu tiên trên màn hình, nhưng nếu phải cử động bất cứ phần nào khác thì có nghĩa là bạn đã ngồi sai tư thế, cần điều chỉnh. Tom Albin, nhà nghiên cứu về lao động, làm việc tại Mineapolist cho biết, hãy ngồi cách màn hình 50 cm và điều chỉnh cỡ chữ đủ lớn để bạn có thể đọc rõ. Nếu vị trí của máy tính không tương xứng với bạn, hãy dùng ghế hoặc sách để kê cao lên.


Ảnh: provisiontek.com.

Nghỉ giải lao sau khi làm việc với máy tính

Nghỉ ngơi một chút sau mỗi nửa giờ làm việc liên tục sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn, tiến sĩ Pamela McCauley Bush, Giám đốc phòng thí nghiệm nghiên cứu lao động của ĐH Orlando, Central Florida cho biết. “Chỉ cần rời mắt khỏi màn hình vi tính, nhìn ra nơi khác và tránh ánh sáng chói trong khoảng 20 giây mỗi lần”. Thậm chí, bạn có thể đứng lên uống chút gì đó, hoặc trò chuyện với đồng nghiệp để làm giảm bớt căng thẳng cho cơ thể.

Giữ vai ngay ngắn

Không chỉ khiến bạn thoải mái trong một thời gian ngắn, tư thế ngồi đúng còn làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề ở vai, cổ của bạn. Tư thế ngồi đúng là cột sống thẳng và xương chậu nghiêng nhẹ về phía trước. Nếu bạn đang ngồi sai tư thế, hãy chỉnh ghế để hỗ trợ. Thường xuyên kiểm tra để chắc chắn rằng bạn đang ngồi ở tư thế tốt nhất.

Tránh làm việc với bàn phím của máy tính xách tay

Bàn phím của máy tính xách tay là thiết kế nhỏ hơn so với bàn phím máy tính đầy đủ. Loại bàn phím này sẽ khiến bạn đánh máy khó khăn hơn. Nó ở vị trí không phù hợp so với màn hình và mắt của bạn. Nếu bạn buộc phải sử dụng máy tính xách tay, hãy đặt màn hình ở độ cao phù hợp và nên mua một bộ bàn phím rời.

Giữ cho cổ tay thẳng

Uốn cong, hay bẻ cong cổ tay khi đánh máy có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay – dây thần kinh bị chèn ép. Hãy đặt bàn phím ở vị trí tay duỗi thẳng và dễ với tới để dễ dàng đánh máy hơn. Điều chỉnh chiều cao ghế của bạn ở mức phù hợp, để bàn tay của bạn ngang bằng hoặc thấp hơn khuỷu tay, cổ tay và khuỷu tay của bạn sẽ không bị đau khi đặt quá lâu ở vị trí này.

Đừng bắt chéo chân

Ngồi bắt chéo chân rất tốt, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Bắt chéo chân trong một thời gian dài có thể làm giảm sự lưu thông máu, dẫn đến tổn thương dây thần kinh và các mô. Thay vì bắt chéo chân, để hai chân nằm dưới đất, bắp đùi của bạn sẽ vuông góc với cẳng chân của bạn. Nếu chân bạn ngắn hơn ghế, hãy điều chỉnh chiều cao của ghế sao cho phù hợp với tư thế này.

Tránh đập vào bàn phím

Cho dù đang căng thẳng bởi một dự án, hay đang cố gắng để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, bạn cũng đừng cố nhấn vào bàn phím một lực không cần thiết. Đập tay vào bàn phím không những làm gia tăng căng thẳng mà còn làm đau ngón tay. “Khi bạn mệt mỏi, căng thẳng và gặp các dấu hiệu như tê cứng, đau, khó chịu, hãy tạm dừng công việc lại", tiến sĩ Duffy Rath nói. Một cách khác để không làm đau ngón tay là kích chuột bằng ngón tay không thuận, để ngón tay thuận của bạn được nghỉ ngơi.

Sử dụng tai nghe khi gọi điện thoại

Đặt điện thoại ở giữa cổ và vai của bạn có thể gây ra đau cổ kinh niên. Hãy sử dụng tai nghe để tránh tư thế này. Hơn nữa dùng tai nghe sẽ khiến bạn có thể gõ hoặc viết khi nghe điện thoại dễ dàng hơn.

Sử dụng đệm hỗ trợ vùng thắt lưng

Sử dụng đệm cho phần dưới lưng có thể hỗ trợ cho cột sống và làm bạn ngồi trong thời gian lâu hơn mà không đau mỏi. Hiện nay, có nhiều bộ bàn ghế cung cấp các công cụ hỗ trợ lưng cho bạn, nhưng tốt nhất đừng sử dụng chúng nếu bạn không biết cách điều chỉnh ghế. Hãy dựa vào một chiếc khăn cuộn hoặc một cái gối nhỏ để có thể ngồi thoải mái hơn.

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video