9 loài quý hiếm ở VN bị tuyệt chủng trong hơn 10 năm

Tê giác 2 sừng, heo vòi, bò xám, lan hài... những loài hoang dã vốn bị xếp hạng Nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam 1992-1996 nay đã tuyệt chủng hoàn toàn, theo Sách đỏ mới được công bố sáng nay tại Hà Nội.

Theo bộ sách đỏ 2007, trong số các loài tuyệt chủng có 4 loài thú rừng (tê giác 2 sừng, heo vòi, cầy rái cá, bò xám, hươu sao (chỉ còn ở dạng nuôi dưỡng, tuyệt chủng ngoài thiên nhiên); động vật ở nước có: Cá chép gốc, cá chình nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà. Trong hệ thực vật có loài Lan hài Việt Nam bị coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.

Ngoài ra, Bộ sách đỏ mới này còn công bố số lượng các loài động thực vật hoang dã bị đe dọa của Việt Nam đến nay đã lên tới gần 900 loài, so với hơn 700 loài trong những năm 1992-1996.

Sách đỏ Việt Nam là danh sách các loài động, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc có đã có nguy cơ tuyệt chủng.

Lan hài - loài lan quý của Việt Nam, đã bị tuyệt chủng. (Ảnh: orchidorama.ifrance.com)


Bộ Sách Đỏ lần này cho thấy tình trạng đáng lo ngại về sự giảm sút tài nguyên động, thực vật của nước ta. Ngoài việc số lượng loài bị đe dọa đã tăng lên đáng kể, mức độ bị đe dọa ở cấp cao nhất cũng tăng thêm. Nếu năm 1992-1996, nhiều loài mới ở hạng Nguy cấp thì đến nay đã là Tuyệt chủng hoàn toàn. Một số lượng lớn các loài trước đây còn được xếp trong thứ hạng Sẽ nguy cấp thì nay đã phải chuyển sang thứ hạng Nguy cấp, trong đó có một tỷ lệ khá lớn đã tới mức độ Rất nguy cấp.

Ông Trần Ngọc Cường, Cục Bảo vệ Môi Trường cho biết, tình trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam đã ở mức báo động. Tốc độ tuyệt chủng nhanh, đa dạng sinh học chỉ còn ở những nơi núi cao, hiểm trở, nơi con người không thể tới được.

Tuy nhiên, cũng có thông tin đáng mừng được đưa ra trong bộ Sách Đỏ lần này như một số loài động vật ở Việt Nam bị coi là đã tuyệt chủng vẫn tồn tại trên lãnh thổ một số quốc gia lân cận, như bò xám, tê giác hai sừng, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc... Có những loài có giá trị cao và đang có nguy cơ đe dọa nhưng do sớm có biện pháp bảo tồn và nuôi dưỡng đã được phục hồi số lượng như hươu sao, voọc đầu trắng, một số loài gà lôi, trăn, cá sấu, gỗ lát hoa...

Theo giáo sư Đặng Ngọc Thanh, chủ nhiệm đề án soạn thảo bộ tài liệu này, từ lần công bố sách đỏ đầu tiên tới nay (1992-1996), thực trạng đa dạng sinh học ở nước ta đã có nhiều thay đổi, các tiêu chuẩn và thứ hạng đánh giá mức độ bị đe dọa đối với các sinh vật trong thiên nhiên cũng đã được điều chỉnh nên việc điều chỉnh và soạn thảo Sách Đỏ Việt Nam 2007 là rất cần thiết, nhằm phản ánh đúng tình hình thực tế của thiên nhiên nước ta.
Minh Thùy (Theo VnExpress)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video