90% tiền giấy ở Mỹ có dấu vết cocaine

Mỗi tờ tiền giấy tại châu Âu có thể chứa tới 26.000 vi khuẩn, một con số đủ lớn để bạn cảm thấy buồn nôn hoặc thậm chí phát bệnh, trong khi phần lớn tiền giấy ở Mỹ được chứng minh có dấu vết của cocaine.

Gần 60% người Châu Âu nghĩ rằng, tiền mặt là vật dơ nhất mà họ tiếp xúc, sau đó đến tay vịn cầu thang, nút bấm ở các thiết bị đầu cuối dùng để thanh toán và những cuốn sách trong thư viện. Đây là kết quả một cuộc khảo sát được công bố hôm 25/3. Công ty chuyên cung cấp thẻ tín dụng Mastercard thực hiện khảo sát với sự tham gia của 1.000 người tại 15 quốc gia châu Âu, CNN đưa tin.

Hơn 83% số người được hỏi tin rằng tiền mặt chứa rất nhiều vi khuẩn. Và họ đã đúng.

Tháng 12/2012, các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) đã tiến hành các đánh giá độc lập với tiền giấy được lưu hành tại các quốc gia châu Âu. Kết quả cho thấy, trung bình một tờ tiền giấy chứa khoảng 26.000 vi khuẩn, một con số đủ lớn để bạn cảm thấy buồn nôn và thậm chí có thể gây bệnh.

“Nhận thức của người châu Âu về tiền mặt nhiễm bẩn xuất phát từ nhiều lý do. Các tờ tiền giấy mà chúng tôi kiểm tra chứa trung bình 26.000 vi khuẩn, trong đó số lượng vi khuẩn có khả năng gây bệnh đủ lớn để tạo nên sự lây nhiễm”, Ian Thompson, giáo sư của Đại học Oxford và là người đã nghiên cứu các tờ tiền, cho biết.


90% tiền giấy ở Mỹ bị cho là có dấu vết của cocaine, một loại chất gây nghiện

Thậm chí những tờ tiền mới và sạch nhất cũng chứa tới 2.400 vi khuẩn. Đồng franc của Thụy Sĩ và đồng curon của Đan Mạch là hai loại tiền bẩn nhất trong tất cả loại tiền châu Âu.

“Vi khuẩn xuất hiện khi tiền qua tay nhiều người. Những tờ tiền mặt đó đã được đem ra lưu thông trong một thời gian dài. Chúng được truyền từ tay người này sang tay người khác.Vì vậy việc vi trùng tích tụ trên chúng là điều không thể tránh khỏi”, ông Hany Fam, một thành viên của công ty MasterCard nói.

Rõ ràng, một công ty thẻ tín dụng quốc tế như MasterCard sẽ thu được những lợi ích kinh tế trong việc không sử dụng tiền mặt trong việc thanh toán.

“Tôi ủng hộ việc sử dụng thẻ tín dụng. Tôi chỉ muốn nói rằng khách hàng đang ngày càng chú ý nhiều hơn tới các hình thức thanh toán khác không chỉ vì sự sạch sẽ mà còn vì nhiều lý do khác như sự dễ dàng, thuận tiện”, ông Fam nói.

Một nghiên cứu năm 2002 cũng đã phát hiện những tờ tiền giấy chứa vi khuẩn laden. Trên 80% tiền mặt mà các nhà nghiên cứu thử nghiệm chứa vi khuẩn có thể gây hại cho những người có khả năng miễn dịch thấp.

7% số hóa đơn trong ví chứa vi khuẩn có thể gây bệnh nghiêm trọng, bao gồm tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus) và phế trực khuẩn (Klebsiella pneumonia). Chỉ 7% hóa đơn không chứa vi khuẩn.

Một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2008 tại Bệnh viện Đại học Geneva, Thụy Sĩ cho thấy một số tế bào virus cúm có thể tồn tại tới 17 ngày trên tờ tiền giấy của Thụy Sĩ, theo SmartMoney.com.

Vậy chúng ta phải làm gì? Để ngăn ngừa sự lây nhiễm, các nhà khoa học khuyên bạn thực hiện các biện pháp vệ sinh cơ bản, ví dụ như hạn chế để tay tiếp xúc với mắt, mũi và miệng; luôn rửa tay thường xuyên. Tuy nhiên, những biện pháp này không thể ngăn chặn hoàn toàn sự lây nhiễm vi khuẩn từ các tờ tiền giấy bất hợp pháp.

Năm ngoái, ba nhân viên tại cửa hàng Michigan Circle K đã mắc bệnh sau khi tiếp xúc với methamphetamine (một dạng ma túy tổng hợp) trên những tờ tiền giấy.

Cocaine cũng là một chất lây nhiễm phổ biến ở Mỹ. Một nghiên cứu do các nhà khoa học của trường Đại học Massachusetts Dartmouth cho thấy, tới 90% tiền giấy lưu hành ở Mỹ có dấu vết của cocaine.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video