Сác đại dương sẽ sôi cạn sau 300 năm

Các đại dương trên Trái đất sẽ sôi cạn nước sau ba thế kỷ. Nhưng trước đó từ lâu, các loài cá và chim muông đều tuyệt chủng, nước biển biến thành "chất súp” vi sinh vật nguyên thủy.

>>> Sức khỏe đại dương đang sụt giảm nghiêm trọng

Nhiệt độ tăng cao chỉ là một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu. Tác động tiêu cực tới chu kỳ nước đang trở nên rõ rệt, kéo theo những hậu quả như hạn hán, lũ lụt và lượng mưa rơi bất thường. Một trong những ví du được các nhà nghiên cứu nhắc tới là bão Haiyan đổ bộ vào Philippines. Ông Valery Zyryanov, chủ nhiệm phòng thí nghiệm thủy động lực học Viện các vấn đề về nước (Viện HLKH Nga) nói:

“Sự ấm lên của khí hậu làm cho bề mặt đại dương nóng hơn. Ở các vùng nhiệt đới, nhiệt độ này thường xuyên vượt quá mốc đột biến 26,60C. Có nghĩa sẽ hình thành các cơn bão. Đại dương ấm lên khi chúng ta tiếp tục thải CO2. Trong khi chỉ tăng nửa độ C là các đại dương cũng tự thả lượng lớn carbon dioxide vào khí quyển. Khoảng 85% khí CO2 trên Trái đất hòa vào nước biển".

Nửa cuối của thế kỷ XXI, nóng bất thường sẽ là một hiện tượng hàng năm, diễn ra trên 60% bề mặt Trái đất. Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao, diện tích bề mặt đất bắt đầu tăng khoảng một phần trăm mỗi năm. Những gì không thể cháy sẽ chìm vào nước. Theo dữ liệu từ Liên hợp quốc, mực nước biển toàn cầu tăng 3,2 milimet một năm - nhanh gấp hai lần so với thế kỷ trước.


Ảnh: tiemposllegados.blogspot.com

Tạp chí National Geographic công bố dự báo về những thay đổi hình dạng địa lý của hành tinh là băng vùng cực tan chảy do nóng lên toàn cầu làm ngập các khu vực ven biển, nơi đang trung tỷ lệ lớn dân số thế giới. Tất cả những vùng nước này sẽ không có sự sống, giống cách đây 3 tỷ năm rưỡi.

Nếu có cơ hội lọt vào biển cổ đại, chúng ta sẽ chỉ thấy những “chất súp” vi khuẩn từ tảo và vi sinh vật. Chúng đã tiến hóa thành biến thể phức tạp. Nhưng lúc này, chúng ta đang nói về sự biến dạng ngược lại của hệ sinh thái đại dương phức tạp (với những động vật lớn và chuỗi thức ăn rắc rối) thành hệ thống giản đơn do vi khuẩn và sứa chi phối. Nhà nghiên cứu Alexei Karnaukhov, Viện Sinh vật lý học các tế bào (Viện HLKH Nga) cho biết:

“Trước hết sẽ biến đi những động vật đứng trên bờ vực tiêu vọng, chứ không phải các loài hiện diện đông đảo. Chúng còn được gọi là loài thuộc dìa, với chức năng tạo dự trữ ổn định. Khi diễn ra những thay đổi về điều kiện thời tiết, những loài này bù đắp lỗ hổng sinh thái và đem lại tính ổn định cho hệ thống. Ví dụ, 80 loại sinh vật phù du hấp thụ khoảng 90% lượng khí carbon dioxide từ không khí. Những loài này rất nhạy cảm với nhiệt độ và nồng độ axit trong nước. Sự thay đổi những chỉ số được nêu sẽ gây nên cái chết của sinh vật phù du".

Một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho các đại dương kiệt quệ là việc đánh bắt hải sản qui mô lớn. Có những dữ liệu cho thấy số lượng các loài cá lớn (cá ngừ, cá cờ, cá tuyết, cá bơn) đã giảm tới 90% kể từ năm 1950. Các đội tàu đánh cá giờ đây chuyển sang loài nhỏ như cá mòi, cá cơm, cá trích. Thức ăn chính của chúng là sinh vật phù du. Sự thu hẹp một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn đe dọa làm suy yếu tận gốc hệ sinh thái. Ông Alexey Karnaukhov nói:

“Trước hết, loài chim sẽ biến mất vì chúng ăn cá. Bắt đầu từ chim cánh cụt cho đến hải âu. Những con chim còn có thể chết vì sự thay đổi thành phần hóa học của bầu khí quyển. Chúng nhạy cảm hơn nhiều với lượng khí carbon dioxide trong khí quyển so với các động vật có vú".

Hoạt động của con người đang biến đổi thành phần hóa học cơ bản của biển. Nồng độ axit trong nước gia tăng. Làm giảm lượng cacbonat canxi – chất liệu xây dựng quan trọng cho xương và vỏ san hô, các sinh vật phù du, động vật có vỏ cũng như nhiều sinh vật biển khác.

Nhưng điều khủng khiếp nhất không chỉ là sự hình thành hệ sinh thái đại dương nguyên thủy, - ông Alexey Karnaukhov rút ra kết luận: “Nếu chúng ta không giới hạn mình trong việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên (kể cả các hydrocarbon), đại dương của chúng ta sẽ bị đun sôi. Điều này có thể xảy ra trong vòng 300 năm, nếu chúng ta không thay đổi bản chất khai thác thiên nhiên. Nhiệt độ có thể thay đổi hơn 100 độ. Biển sẽ không còn. Nóng lên toàn cầu đi vào giai đoạn thảm họa hiệu ứng nhà kính không thể đảo ngược. Còn hành tinh Trái đất biến thành một Venus, nơi bề mặt không còn bất kỳ sự sống".

Nói tóm lại, chúng ta không còn dễ dàng bỏ qua các vấn đề môi trường. Chúng bắt đầu trực tiếp ảnh hưởng ngày càng mạnh đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Mặc dù nhiều nhà khoa học có quan điểm rằng biến đổi khí hậu mang tính chu kỳ, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển lúc tăng lúc giảm và cơ chế “nghịch đảo” sẽ hoạt động. Nhưng hôm nay không ai có thể nói điều đó sẽ xảy ra khi nào, như thế nào và với những diễn biến ra sao.

Theo Báo Tiếng Nói Nước Nga
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video