Ai là người đầu tiên thuần hóa mèo?

Trong khi nhiều người vẫn cho rằng loài mèo được thuần hóa lần đầu tiên ở Ai Cập cách đây 4.000 năm thì theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học, những người đầu tiên thuần hóa mèo hoang dã thành mèo nhà là nông dân Trung Quốc. Mối quan hệ đôi bên cùng có lợi này hình thành cách đây 5.300 năm.

Trước đây, nhiều người vẫn cho rằng mèo đã được thuần hóa cách đây 4.000 năm ở Ai Cập. Nhưng theo một bản nghiên cứu mới, những người nông dân Trung Quốc có thể là những người đầu tiên thuần hóa mèo để diệt loài gặm nhấm phá hoại.

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện những bộ xương mèo chỉ ra rằng loài mèo đã sống cùng con người lâu hơn nhiều so với những gì mà chúng ta đã biết trước đó. Những bộ xương được tìm thấy tại ngôi làng Quanhucun ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc cho thấy những con mèo nhà xuất hiện cách đây 5.300 năm.


Một góc của tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. (Ảnh: Daily Mail)

Tiến sĩ Fiona Marshall của trường đại học Washington ở St. Louis, Mỹ, người nghiên cứu địa điểm trên cùng các nhà khoa học ở các trường đại học của Trung Quốc cho biết các phân tích bao gồm phương pháp carbon phóng xạ dùng để xác định tuổi của xương đã chỉ ra rằng những con mèo này săn loài gặm nhấm phá hoại cây kê trên đồng ruộng của nông dân.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích tám chiếc xương lấy từ ít nhất hai con mèo được khai quật từ địa điểm trên. Một trong hai con mèo có những chiếc xương lão hóa, điều này chỉ ra rằng nó đã sống thọ vào thời điểm đó. Trong khi đó những chiếc xương của con mèo còn lại cho thấy nó đã ăn ít con mồi hơn và ăn nhiều hạt kê hơn thông thường, điều này chỉ ra con mèo này đã được con người cho ăn.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy một hố ngũ cốc cổ với những bức tường dày đã bị loài gặm nhấm đào xuyên qua, điều chứng tỏ mức độ phá hoại của loài gặm nhấm vào thời gian trên. Do đó, theo tiến sĩ Marshall, loài mèo đã được thuần hóa để giúp dân làng tiêu diệt và kiểm soát số lượng các loài gặm nhấm.

“Dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng mèo được thu hút đến các ngôi làng bởi những loài động vật nhỏ, ví dụ như các loài gặm nhấm sống dựa vào ngũ cốc mà người nông dân trồng, sử dụng và cất giữ”, tiến sĩ Marshall nói.

Bà cũng cho biết thêm: “kết quả của bản nghiên cứu này cho thấy ngôi làng Quanhucun là một nguồn cung lương thực cho những con mèo cách đây 5.300 năm, và mối quan hệ giữa con người và mèo hình thành theo kiểu cùng ăn, hoặc là có lợi đối với mèo”.

Tiến sĩ Marshall nhấn mạnh: “ngay cả khi những con mèo này không được thuần hóa, bằng chứng của chúng tôi vẫn xác nhận rằng chúng đã sống gần gũi với người nông dân, và mối quan hệ này mang lại những lợi ích chung”.

Nghiên cứu ADN đã chỉ ra phần lớn trong số khoảng 600 triệu con mèo nhà trên thế giới ngày nay là hậu duệ của loài mèo hoang dã ở Cận Đông, hiện vẫn sống ở miền bắc châu Phi và Trung Đông. Vì vậy, khám phá mới về những con mèo ở Trung Quốc đã khiến các nhà khảo cổ học đau đầu với câu hỏi liệu những con mèo ở đây đã được mang đến từ Trung Đông, hay liệu chúng là một giống hoàn toàn khác.

Tiến sĩ Marshall nói: “Chúng tôi không biết chắc liệu những con mèo đã đến Trung Quốc có nguồn gốc từ Cận Đông hay không, hay liệu chúng đã lai giống với những con mèo hoang của Trung Quốc, hay thậm chí là liệu những con mèo ở Trung Quốc đã từng đóng một vai trò gì đó trong việc thuần hóa các loài động vật của con người”.

Theo Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video