AI và robot giúp chúng ta tìm ra 6000 virus mới

Trong thời đại công nghiệp 4.0, vai trò của công nghệ - mà cụ thể là AI và machine learning đang quan trọng hơn bao giờ hết. Bằng chứng là 6.000 virus mới được tìm thấy đều là sản phẩm của AI.

Mới đây, các nhà khoa học từ Viện di truyền của Bộ năng lượng Hoa Kỳ đã có một phát hiện rất lớn, khi họ tìm ra tới 6000 virus mới. Nhưng đáng chú ý hơn cả, thứ giúp họ làm được điều đó lại là một hệ thống AI - hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo.

Cụ thể, nghiên cứu được công bố tại cuộc họp thường niên của tổ chức này, do nhà khoa học Simon Roux đứng ra thuyết trình.

Theo Roux, việc sử dụng AI và công nghệ "máy tự học" (machine learning) có thể giúp chúng ta tìm ra các virus mới với tốc độ nhanh hơn cách truyền thống cực kỳ nhiều. Và với AI, đó sẽ là một cuộc cách mạng dành cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của con người.


Hơn 6000 virus mới được tìm thấy.

Chính xác hơn, nhóm virus được tìm thấy được gọi là inovirus - những con virus có thể ký sinh vào vi khuẩn. Dù chúng không gây hại trực tiếp cho con người, nhưng vẫn có khả năng gây ra một số vấn đề, vì vi khuẩn nhiễm inovirus sẽ trở nên mạnh hơn.

Được biết, "máy tự học" là công nghệ trong đó các thuật toán có thể tự học hỏi khi nhận được dữ liệu. Bằng cách "luyện" cho máy các mẫu gene từ virus, nhóm nghiên cứu có thể sở hữu một loại AI với khả năng tìm kiếm các inovirus mới một cách tự động.

Theo Roux, cách tiếp cận của họ có 2 bước. Đầu tiên, họ nhập dữ liệu gồm 805 chuỗi gene từ các inovirus đã biết vào thuật toán. Tiếp theo, họ nhập thêm 2000 chuỗi gene khác từ virus và vi khuẩn. Nhờ kết hợp các dữ liệu này, phần mềm có thể tìm ra những virus và inovirus mới.

Sau khi đã được "huấn luyện", phần mềm sẽ được dùng để phân tích một database về chuỗi gene khổng lồ. Không phụ lòng mong mỏi, hệ thống xác định được một lượng inovirus khổng lồ.


Thời đại này, mọi lĩnh vực đều phải có sự can thiệp của công nghệ.

Cần biết rằng trước khi nhóm của Roux bắt đầu nghiên cứu, có chưa đầy 100 loại inovirus được con người xác nhận. Còn bây giờ, con số lên tới 6000 loài, tất cả nhờ vào hệ thống AI mới.

Đây không phải là lần đầu tiên AI và công nghệ machine learning góp mặt vào một nghiên cứu về di truyền. Deyvid Amgarten - chuyên gia từ ĐH São Paulo (Brazil) cũng sử dụng AI để xác định virus có trong mẫu phân từ sở thú tại São Paulo.

Mục tiêu của ông là tìm hiểu vai trò của virus đến các vi khuẩn, để xem có khả năng nào tác động khiến cho phân và các hợp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn không.

Ngay cả các lĩnh vực khác cũng có sự đóng góp của AI. Các nhà thiên văn học đang tìm kiếm các hành tinh mới với tốc độ nhanh hơn, đó là nhờ AI và machine learning. Các nhà cung cấp dịch vụ cũng cho phép người dùng có trải nghiệm tốt hơn một cách tự động, cũng là nhờ AI.

Vậy nên có thể nói, trong thời đại công nghệ 4.0 này, mọi lĩnh vực đều phải có sự can thiệp của công nghệ.

Cập nhật: 23/03/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video