Tại sao lại có sự sai lệch lớn như thế nhỉ? Mọi thứ chỉ nằm ở một chữ "nhuận".
Năm hết Tết đến, chúng ta sắp chào tạm biệt anh chàng Mậu Tuất để đến với "chú lợn" Kỷ Hợi. Ai nấy đều háo hức mong chờ, hoặc thấy... buồn.
Nhưng bỏ qua đã. Ai cũng biết rằng Tết Nguyên Đán thì sẽ được tính theo âm lịch - loại lịch tính theo chu kỳ Mặt trăng của người Á Đông. Tuy nhiên nếu bạn thử đếm số ngày âm trong năm thì sẽ thấy một điều lạ như sau: trong năm 2019, âm lịch sẽ có 354 ngày, nhưng năm 2020 thì lên tận 384.
Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2019.
Tại sao lại có sự khác biệt thế nhỉ? Hóa ra nguyên nhân nằm ở sự thật mà ít người để ý đến, đó là âm lịch cũng có năm nhuận, và nhuận hẳn 1 tháng.
Nguồn gốc của những năm nhuận
Hiện tại chúng ta có 2 cách tính lịch: Một là dương lịch - tính theo chu kỳ Trái đất quay quanh Mặt trời được cả thế giới sử dụng; và hai là âm lịch - lịch trăng.
Ai cũng biết rằng một năm dương có 365 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ Trái đất quay quanh Mặt trời mỗi năm thực chất là 365 và 6h (tức 1/4 ngày). Vậy nên cứ sau 4 năm, chúng ta lại có 1 năm được cộng thêm 1 ngày bù vào khoảng chênh lệch ấy, gọi là năm nhuận. Theo quy ước, ngày nhuận dương lịch được tính vào tháng 2, và tháng 2 năm nhuận sẽ có 29 ngày.
Theo quy ước, ngày nhuận dương lịch được tính vào tháng 2 và tháng 2 năm nhuận sẽ có 29 ngày.
Âm lịch thì khác. Chu kỳ quay của Mặt trăng với Trái đất chỉ là 29,53 ngày, nên một năm sẽ có khoảng 354 ngày. So với năm dương, sự chênh lệch lên tới 11 ngày, sau 3 năm là 33 ngày - tức là hơn 1 tháng.
Vậy nên để phù hợp với thời tiết 4 mùa thì cứ 3 năm, người ta lại cộng thêm 1 tháng vào âm lịch. Nói cách khác, 3 năm âm lịch lại có một năm nhuận và thêm hẳn 1 tháng chứ không phải 1 ngày.
Theo lịch thì năm 2020 chính là năm nhuận, vậy mới có chuyện âm lịch 2019 chỉ có 354 ngày, trong khi 2020 lên tới 384.
Cách xác định đâu là năm âm lịch
Các nhà khoa học trước kia đã lưu truyền phương pháp xác định âm lịch nhuận chỉ bằng một phép tính đơn giản: Hãy lấy dương lịch năm đó chia cho 19. Nếu chia hết hoặc ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì chắc chắn năm đó có tháng nhuận.
3 năm âm lịch lại có một năm nhuận và thêm hẳn 1 tháng chứ không phải 1 ngày.
Ví dụ, lấy 2017 chia 19 được 106 dư 3, có nghĩa 2017 có tháng nhuận. Và quả thực, âm lịch 2017 nhuận vào tháng 6.
Có một điểm thú vị là nếu tháng nhuận rơi vào tháng 1 thì sao nhỉ? Phải chăng chúng ta sẽ có 2 lần ăn Tết?
Nhưng có lẽ chúng ta cũng không cần băn khoăn làm gì, vì năm gần nhất hiện tượng ấy xảy ra là năm 2262 cơ.