Ấn Độ tham gia cuộc chạy đua không gian

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới sẽ phóng tàu vũ trụ không người lái lên quỹ đạo Mặt trăng vào ngày nay.

Chandrayaan-1, phi thuyền do Tổ chức Nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) chế tạo, sẽ được phóng từ một trung tâm vũ trụ vào sáng sớm ngày 22/10 và tiến vào quỹ đạo Mặt trăng sau 16 giờ bay.

Tàu Chandrayaan-1 sẽ được phóng tại trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, Ấn Độ. (Ảnh: Reuters)

"Chúng tôi sẽ lên Mặt trăng lần đầu tiên. Trung Quốc, Nhật Bản đã tới đó và bây giờ chúng tôi đang cố gắng đuổi kịp họ", Bhaskar Narayan, một giám đốc của ISRO, phát biểu.

ISRO khẳng định họ phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng không chỉ vì niềm tự hào dân tộc, mà còn bởi những lợi ích về mặt khoa học. Một trong những nhiệm vụ chính của Chandrayaan-1 là tìm kiếm Helium 3, một chất đồng vị của Helium vốn khan hiếm trên Trái đất nhưng rất cần thiết đối với quá trình phân rã hạt nhân. Nhiều nhà khoa học cho rằng, trong tương lai, Helium 3 có thể trở thành nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Họ tin chất này khá phổ biến trên Mặt trăng.

Ngoài ra, Chandrayaan-1 còn có nhiệm vụ thăm dò kỹ lưỡng Mặt trăng để tìm kiếm những kim loại quý và nước. "Chúng tôi sẽ lập bản đồ không gian 3 chiều về bề mặt của Mặt trăng để phục vụ việc xác định hóa chất và khoáng vật", Bhaskar cho biết.

Dự án chế tạo Chandrayaan-1 có chi phí 79 triệu USD, ít hơn nhiều so với dự án của Trung Quốc và Nhật Bản vào năm 2007.

Việt Linh - Vnexpress (theo Reuters)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video