Ăn gì để hết say rượu?

Những loại trái cây, thảo dược giúp giải rượu nhanh chóng

Nhãn, vải, hành tỏi là những thực phẩm tối kỵ với người say rượu, vậy nên ăn gì để cơ thể tỉnh táo lại nhanh chóng?

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay say rượu là tình trạng ngộ độc cấp tính do uống lượng rượu quá nhiều.

Dưới tác dụng của rượu vỏ não bị ức chế dẫn đến tình trạng rối loạn hành vi, nói cười không tự chủ, đầu nặng mắt hoa, đi đứng xiêu vẹo, nôn mửa bừa bãi. Một số người có biểu hiện da lạnh, thở nhanh, thậm chí dẫn đến tình trạng nguy kịch do xuất huyết não, nhồi máu cơ tim và các tai nạn giao thông nguy hiểm.

Khi lâm vào trạng thái phiền toái này, theo quan niệm của y học cổ truyền, người say nên ăn những đồ có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát hóa đàm để nhằm mục đích giải rượu và phòng chống các tai biến không mong muốn.

Lê: Tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, hóa đàm. Người say ăn nhiều lê sẽ đỡ nhanh cảm giác miệng khô họng khát, ngực bụng nóng bức không yên.

Táo: Tính mát, vị ngọt, có công dụng sinh tân trừ phiền, chỉ khát giải rượu. Để đạt hiệu quả giải rượu cao nhất, nên ăn táo tươi hoặc ép lấy nước uống.

Cam: Tính mát, vị chua ngọt, có công dụng sinh tân chỉ khát, giải rượu lợi tiểu. Cam có khả năng trừ nhiệt độc trong đường tiêu hóa, giải khát, lợi tiểu và giải rượu.


Một số trái cây giải rượu rất hiệu quả.

Trám: Có công dụng thanh phế, lợi họng, sinh tân và giải rượu. Khi say rượu nên dùng trám tươi 10 quả, bỏ hạt, sắc lấy nước uống.

Phật thủ: Cổ nhân cho rằng, phật thủ là một vị thuốc phương hương lý khí, có tác dụng kích thích tiêu hóa, trừ đàm, làm hết nôn và giải rượu. Khi say rượu nên dùng 12-15 g phật thủ tươi (hoặc 6 g khô) hãm với nước sôi, uống thay trà.

Chuối tiêu: Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, tiêu khát, giải rượu.

Quất: Có công năng hạ khí, làm khoan khoái lồng ngực, giải khát giải rượu, trừ uế, nếu dùng vỏ quất thì càng tốt.

Chanh: Tính mát, vị chua, cũng có công dụng giải rượu. Nên lấy chanh trộn với đường rồi ép thành bánh, khi say rượu cắt vài miếng cho vào cốc nước sôi, hãm uống vì chanh có công năng "tiêu ngoan đàm, giáng khí, hòa trung, khai vị, khoan cách, kiện tỳ, giải tửu".

Nước mía: Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, nhuận táo giải rượu. Tuy nhiên, khi say rượu nên dùng nước mía ép tươi chứ không nên dùng đường chế từ mía đã tinh luyện vì đường tính ấm, nếu dùng nhiều có thể tích nhiệt.

Củ cải: Chữa nuốt chua, tích trệ, giải rượu, tán ứ huyết rất công hiệu. Khi say rượu nên ăn củ cải tươi hoặc ép lấy nước uống.

Củ đậu: Tính mát, vị ngọt, có công dụng sinh tân chỉ khát, giải rượu. Nên dùng củ đậu ép lấy nước uống hàng ngày để chữa ngộ độc rượu mạn tính.

Trà: Trà có thể giải độc rượu và thức ăn, làm sảng khoái tinh thần, đầu óc tỉnh táo. Nghiên cứu hiện đại cho thấy chất Theine trong lá trà có công dụng cải thiện chức năng giải độc của tế bào gan, giúp cơ thể bài tiết nhanh chất alcohol qua đường nước tiểu.

Mật ong: Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh nhận định fructose trong mật ong giúp cơ thể phân hủy thành những sản phẩm phụ vô hại và giảm đau đầu, đặc biệt là cơn đau đầu do uống rượu vang.


Ăn nho trước khi uống rượu sẽ giúp bạn tránh bị say rượu.

Nho: Cả nho tím và nho xanh đều chứa axit tartaric. Khi kết hợp với ethanol trong rượu, axit tartaric tạo thành este giúp gây nôn và giải rượu. Ăn nho trước khi uống rượu sẽ giúp bạn tránh bị say rượu.

Nước cà chua: Sau khi uống rượu, cơ thể mất đi một lượng đường nhất định trong máu, gây nên hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt bởi đường huyết là nguồn năng lượng duy trì hoạt động não bộ. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn hãy uống một cốc nước cà chua để bổ sung fructose. Sắc tố lycopene trong cà chua còn có tác dụng kháng viêm hiệu quả.

Nước dừa là thức uống ít đường, mức calo thấp nhưng giàu chất điện giải, khoáng chất, chất chống oxy hóa cùng hàm lượng dinh dưỡng phù hợp, từ đó mang lại nhiều lợi ích. Loại đồ uống có vị ngọt dịu này có tác dụng lợi tiểu, khiến chúng ta đi vệ sinh nhiều hơn, qua đó rút dần rượu, bia ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nước dừa còn giúp cơ thể bù nước, ngăn chặn tình trạng mất nước do các loại đồ uống có cồn gây nên.

Gừng: Gừng thường được sử dụng nhiều trong các món ăn của người Việt. Ngoài ra, chúng cũng có nhiều công dụng như giảm đau bụng, chống say xe, giúp tinh thần thoải mái. Ngoài ra, gừng có tính ấm nóng giúp mạch máu lưu thông dễ dàng nên giải rượu hiệu quả, chất cồn được giải hóa nhanh chóng. Cách sử dụng gừng cũng rất đơn giản, bạn chuẩn bị một củ gừng tươi, thái lát, đun sôi với nước khoảng 10 phút là có thể uống. Để thức uống này ngon hơn, ta có thể thêm một chút mật ong.


Gừng có tính ấm nóng giúp mạch máu lưu thông dễ dàng nên giải rượu hiệu quả, chất cồn được giải hóa nhanh chóng.

Đậu xanh: Bác sĩ Kiều Nga, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bình Dương cho biết đậu xanh có vị ngọt, hơi lạnh, tính mát. Vỏ hạt đậu xanh có vị ngọt, tính mát không độc. Đậu xanh được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên có thể giúp giải độc rượu rất hiệu quả. Chế biến đậu xanh để giải rượu có rất nhiều cách, bạn có thể nấu cháo đậu xanh hoặc hòa nước đậu xanh để uống. Nấu cháo đậu xanh, ăn khoảng vài bát giúp toát mồ hôi ra ngoài Cháo này không những tốt cho tiêu hóa mà còn giúp người say chống lại tình trạng khó chịu, mệt mỏi sau say rượu.

Bột sắn dây: Bột sắn dây là thức uống được rất nhiều người yêu thích. Theo bác sĩ Nga, đây là tinh bột từ củ sắn dây, vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang. Bột sắn dây là loại đồ uống giải khát có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như thanh nhiệt, sinh tân dịch, trừ phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc. Đặc biệt, bột sắn dây giải rượu rất tốt nếu bạn biết sử dụng đúng cách. Bạn có thể pha bột sắn dây với chanh và đường. Ta cho 200 ml nước vào ly, sau đó cho bột sắn dây vào khuấy đều đến khi tan hết, thêm đường vừa khẩu vị.

Trứng: Nguồn protein (đạm) từ trứng có thể ngăn chặn các tác dụng phụ trong quá trình cơ thể chuyển hóa rượu. Ngoài hương vị ngon, đa dạng cách chế biến, trứng còn là thực phẩm giàu cysteine, qua đó khôi phục mức glutathione trong cơ thể và cải thiện cảm giác nôn nao sau khi uống rượu, bia.

Rau bina (rau chân vịt) là thực phẩm giàu axit folic, vitamin K và diệp lục, qua đó đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, phục hồi mức độ dinh dưỡng trong cơ thể sau khi sử dụng đồ uống có cồn.


Yến mạch giúp cơ thể giảm triệu chứng nôn nao, ổn định đường huyết...

Yến mạch là loại tinh bột phức hợp, chứa nhiều chất xơ cùng lượng khoáng chất, vitamin và các chất chống oxy hóa cao. Qua đó, yến mạch giúp cơ thể giảm triệu chứng nôn nao, ổn định đường huyết nhờ cung cấp lượng đường hấp thu chậm, cải thiện cảm giác mệt mỏi.

Thịt nạc: Rượu ngăn cơ thể hấp thụ một số axit amin nhất định và điều đó có thể góp phần gây ra các triệu chứng say rượu như mệt mỏi và tâm trạng chán nản. Vì cơ thể chúng ta phân hủy protein thành axit amin nên thực phẩm giàu protein là lựa chọn tốt để đánh bại cơn say. Hãy lựa chọn các loại thịt nạc, đồng thời bổ sung các loại rau bổ dưỡng vào bữa ăn để có thêm lợi ích cho sức khỏe.

Quả bơ: Quả bơ là nguồn cung cấp chất điện giải và kali tuyệt vời, thường bị cạn kiệt khi uống rượu. Ngoài ra, quả bơ còn tăng cảm giác no, tăng cường năng lượng và góp phần tạo nên hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bánh mì ăn kèm vài lát bơ là một phương pháp giảm say rượu hiệu quả và ngon miệng, đồng thời cung cấp một số carbohydrate từ bánh mì.

Súp: Nước luộc gà hoặc nước luộc rau có thể cung cấp các chất dinh dưỡng và nước cần thiết, đồng thời cũng tốt cho dạ dày. Một bát súp gà là phương pháp giảm tình trạng say rượu hoàn hảo vì nó có hàm lượng natri và chất điện giải cao, chưa kể nó cũng có rau và protein.

Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều giàu magie, giúp cơ thể cân bằng các thành tố trong máu từ đó ngăn ngừa các cảm giác khó chịu sau khi tỉnh rượu.

Trà atiso: Trà atiso có chức năng giải rượu do có các thành phần như cynarin, inulin, flavonoid. Các chất này sẽ khiến gan tăng tiết mật, từ đó tăng cường chức năng gan và đẩy mạnh quá trình đào thải chất độc do rượu.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số nghiên cứu cho thấy atiso không thực sự giảm được độc tính của rượu lên gan mà chỉ có thể hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu do say rượu gây ra. Do đó, trà atiso không phải là thuốc giải rượu hoàn toàn, mà chỉ là một biện pháp hỗ trợ.

Nước lọc: Việc uống nước trước, trong và sau khi uống rượu sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đào thải rượu ra khỏi cơ thể.

Rượu bia là chất lợi tiểu, có thể gây mất nước và mất điện giải cho cơ thể. Chính vì thế, khi tiêu thụ rượu bia, chúng ta cần bổ sung thêm nước để bù vào lượng nước đã mất. Lượng nước cần bổ sung thêm tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người.

Những lưu ý khi giải rượu

Tuyệt đối không nên dùng sữa chua để giải rượu vì các thành phần trong sữa chua gây kích ứng dạ dày, dẫn đến tiêu chảy. Thay vì sữa chua, bạn có giải rượu bằng sữa tươi. Uống sữa tươi trước khi uống rượu khoảng 30 phút sẽ hình thành một lớp màng bảo vệ ở thành dạ dày.

Bên cạnh đó, trà đặc cũng không phù hợp để giải rượu. Sự kết hợp của trà và rượu sẽ tạo áp lực lên tim, có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc thậm chí là suy tim. Trà đặc cũng cản trở quá trình chuyển hóa rượu và gây hại cho thận.

Ngoài ra, để giải rượu kinh nghiệm dân gian còn dùng các loại rau quả như dưa hấu, dưa chuột, dưa gang, canh đậu xanh, rau cải, ngó sen tươi, cà phê... Người bị say rượu không nên ăn vải, đại táo, nhãn, hạt tiêu, hành, tỏi, quế, ớt, nhân sâm, tây dương sâm và hoàng kỳ.

Cập nhật: 16/01/2024 Theo Zing/ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video