Ăn hoa quả sấy khô có tốt cho sức khỏe không?

Từ góc nhìn của chuyên gia dinh dưỡng, ăn hoa quả sấy có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe của con người?

Trái cây sấy là một món ăn vặt nhẹ nhàng, ngon và dễ mang theo. Thế nhưng, vẫn còn nhiều người thắc mắc về lợi ích của trái cây sấy đối với sức khỏe. Theo chuyên gia dinh dưỡng, đồng thời là doanh nhân và sáng lập trung tâm The Nutrition School, bà Keri Glassman chia sẻ, trái cây sấy khô về cơ bản là tốt nhưng người ăn cần chú ý một số vấn đề sau.

Trái cây sấy khô có nhiều chất xơ nhưng cũng chứa rất nhiều đường và calo


Trái cây sấy là một nguồn bổ sung năng lượng rất hiệu quả cho vận động viên hay người lao động trí óc.

Các loại trái cây khô phổ biến nhất hiện nay là nho khô, mận, mơ, chuối, táo,… Vì xử lý bằng cách sấy khô nhằm tách nước khỏi quả nên lượng đường (glucose và fructose), dinh dưỡng sẽ cô đọng phần lớn trong thịt quả. Đây là một nguồn bổ sung năng lượng rất hiệu quả cho vận động viên hay người lao động trí óc.

Tùy theo trọng lượng, hoa quả sấy chứa 3,5 lần vitamin và khoáng chất so với trái cây tươi. Miếng hoa quả khô nhỏ cũng cung cấp đủ tỷ lệ dinh dưỡng được khuyến nghị hàng ngày, theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Mỹ (NCBI).

Cũng theo phân tích của NCBI, một số loại quả chứa lượng lớn chất chống oxy hóa polyphenol, dưỡng chất thường được tìm thấy trong đậu, trà xanh... có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, làm giảm sự tổn thương của tế bào và nguy cơ mắc bệnh..

Theo tạp chí WomensHealthMag, giống các loại trái cây tươi, trái cây sấy khô vẫn chứa đầy đủ vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa, nhưng do thiếu độ ẩm nên các chất dinh dưỡng cô đặc hơn. Trái cây sấy khô chứa chất xơ, mặc dù tốt cho cơ thể nhưng nếu hấp thụ quá nhiều có thể dẫn tới chuột rút, đầy bụng và làm chậm quá trình tiêu hóa. Bạn cũng cần lưu ý là lượng vitamin C trong trái cây sấy thấp hơn so với trái cây tươi.


Trái cây khô có hàm lượng lớn chất dinh dưỡng, xơ và chất chống oxy hóa. (Ảnh: 123RF)

Trái cây sấy chứa nhiều đường hơn dẫn tới việc cung cấp nhiều calo hơn thông thường, gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Do trái cây sấy khá nhỏ và dễ ăn nên việc tiêu thụ số lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn không phải là điều hiếm thấy. Việc tiêu thụ quá nhiều đường dẫn tới nguy cơ tăng cân, bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2.

Hơn nữa, để bảo quản một số loại trái cây sấy khô ít bị đổi màu và trông hấp dẫn hơn, các nhà sản xuất còn sử dụng chất bảo quản Sulfites. Chất này có thể gây tiêu chảy, đau đầu, phát ban đối với một số người nhạy cảm. Để tránh ăn phải Sulfites, bạn có thể lựa chọn các loại trái cây sấy có hình thức sáng màu hơn. Ngoài ra, nếu không xử lý và bảo quản đúng cách, trái cây sấy cũng có thể bị nhiễm nấm và aflatoxin.

Dù có những hạn chế nhưng trái cây sấy rất tiện dụng

Trái cây sấy khô có thể bảo quản lâu hơn so với trái cây tươi. Nhờ vậy, đây sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho các chuyến đi chơi xa mà bạn không tiện mang theo quá nhiều thứ cồng kềnh.

Nếu ăn có chừng mực, ăn trái cây sấy khô còn giúp bạn tránh ăn vặt các loại thức ăn không lành mạnh, ví dụ như khoai tây chiên hay snack. Đặc biệt, các loại trái cây sấy như nho khô chứa nhiều chất xơ, kali và ít đường nên không làm tăng đường huyết và insulin sau khi ăn.


Trái cây ấy khô thực sự có tác dụng tốt đối với sức khỏe nếu được tiêu thụ với số lượng hợp lý.

Nghiên cứu của NCBI công bố năm 2013 cho thấy nho khô có thể ngăn ngừa bệnh huyết áp, tiêu viêm, giảm cholesterol, tăng cảm giác no, giảm lượng đường trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trong khi đó, mận khô là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, giàu chất xơ, kali, beta-carotene (vitamin A) và vitamin K. Ăn mận khô giúp trị bệnh táo bón, ức chế quá trình oxy hóa cholesterol LDL có hại cho sức khỏe, từ đó ngăn ngừa bệnh tim mạch và ung thư. Khoáng chất boron có trong loại quả này có tác dụng chống loãng xương.

Chà là khô có vị ngọt tự nhiên nhưng không gây ra vấn đề về đường huyết. Đây là nguồn chất xơ, kali, sắt và một số hợp chất hữu cơ khác. Nghiên cứu của NCBI chỉ ra rằng, phụ nữ ăn chà là vào tuần cuối của thai kỳ có thể tạo điều kiện cho tử cung giãn nở và giảm các cơn chuyển dạ giả, ngăn ngừa tổn thương do oxy hóa và ổn định lượng đường trong máu.

Cách ăn trái cây sấy đúng cách

  • 1. Uống cùng với nước: Chất xơ giúp bạn toát mồ hôi nhưng nếu bị mất nước, chất xơ sẽ hấp thụ bất kỳ chất lỏng nào trong cơ thể bạn. Kết quả dẫn tới chứng táo bón do cơ thể thiếu nước. Do đó, hãy cố gắng nhấp nháp một chút nước trong khi ăn để đảm bảo không bị táo bón.
  • 2. Chia khẩu phần ăn hợp lý: Hãy sử dụng một túi nhựa hoặc hộp đựng sau đó phân chia trái cây sấy thành các khẩu phần hợp lý, không ăn quá nhiều một loại quả cùng lúc.
  • 3. Ăn kết hợp bổ sung protein: Khi bạn ăn trái cây sấy với các thực phẩm ăn nhanh giàu protein, chất béo như các loại hạt hoặc sữa chua, lượng đường hấp thụ vào cơ thể từ trái cây sấy giảm đi đáng kể.

Trái cây ấy khô thực sự có tác dụng tốt đối với sức khỏe nếu được tiêu thụ với số lượng hợp lý. Ngược lại việc ăn quá nhiều trái cây sấy có thể làm tăng lượng đường trong máu và gây ra các bệnh như tim mạch, béo phì và thậm chí là ung thư.

Trái cây khô có nhiều lợi thế hơn trái cây tươi, nếu xét về giá cả, dễ tìm mua, bảo quản và vận chuyển. Ðây cũng là sự thay thế lành mạnh cho các món ăn vặt không có lợi cho sức khỏe bởi chúng chứa nhiều đường, muối và chất béo bão hòa.

Hướng dẫn về Chế độ ăn dành cho người Mỹ (DGA) giai đoạn 2015-2020 khuyến nghị những người trưởng thành nên tiêu thụ 2 ly trái cây tươi/ngày. Một ly trái cây tươi tương đương 1 ly trái cây đóng hộp hoặc 1 ly nước ép trái cây nguyên chất, 1 trái chuối (cam, lê) lớn hoặc nửa chén trái cây khô.

Như vậy việc kiểm tra lượng đường và các thành phần dinh dưỡng trong các gói trái cây sấy là điều cực kỳ quan trọng để bạn có thể xây dựng chế độ ăn hợp lý.

Cập nhật: 14/12/2020 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video