Ánh sáng cũng gây hại cho môi trường!

Tình trạng ô nhiễm ánh sáng do hệ thống đèn chiếu sáng tạo nên không những gây trở ngại cho các nhà thiên văn học muốn quan sát bầu trời ban đêm: theo các nhà nghiên cứu, nó còn gây hại cho môi trường vì làm rối loạn sự phát triển và tập tính của các loài động vật.

Hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm có thể làm rối loạn sự chuyển hoá ở loài động vật, kể cả ở loài người (Ảnh: Amsterdam)

Loài động vật tiết ra một hormone là melatonin giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng. Khi chu kỳ cổ điển ngày/đêm bị rối loạn, sự sản xuất melatonin cũng bị ảnh hưởng, vì nhờ bóng tối mà nó tích tụ trong cơ thể.

Hệ thống chiếu sáng nhân tạo cũng có thể làm thay đổi tập tính của một số động vật hoạt động về đêm. Khi theo dõi loài rắn và ếch nhái, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng các động vật này cũng gặp khó khăn vì hệ thống đèn chiếu sáng liên tục.

Các nhà nghiên cứu Canada Baker và Richardson (ĐH Brock) ghi nhận rằng vào mùa giao phối, tiếng kêu của loài ếch xanh (Rana clamitans melanota) bị ngắt quãng khi hệ thống ánh sáng nhân tạo được duy trì.

Một nghiên cứu khác của nhà khoa học Mỹ Bryant Buchana (ĐH Utica) về loài rắn và ếch nhái cũng đã chứng minh rằng sự phát triển của chúng bị rối loạn bởi sự có mặt liên tục của ánh sáng thiên nhiên. Do đó, vấn đề ô nhiễm này nên được chú trọng trong việc bảo vệ các loài động vật sống ở vùng đô thị.

 

Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video