Áo choàng tàng hình đầu tiên trên thế giới

Áo choàng tàng hình từ lâu là giấc mơ đối với cộng đồng khoa học thế giới và cũng là hình ảnh khá quen thụôc trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, phép thuật. Hiện nay, giấc mơ đó đã trở thành hiện thực.


Một cảnh trong phim khi Harry Potter sử dụng áo choàng tàng hình -
Ảnh: Daily Mail

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Cornell, Mỹ đã chế tạo thành công chiếc áo choàng tàng hình đầu tiên trên thế giới, làm những vật trở nên vô hình không chỉ trong không gian mà cả trong thời gian.

Thay vì bẻ cong ánh sáng khiến vật thể không nhìn thấy được, các nhà vật lý học cho biết nguyên lý hoạt động chính là họ đã làm ánh sáng chậm lại rồi đột ngột tăng tốc nó nhằm tạo ra một khoảng trống và trong đó mọi vật dường như biến mất.

Tuy nhiên, áo choàng tàng hình hiện nay chỉ mới phát huy được tác dụng trong thời gian cực ngắn là một phần tỷ của giây. Các nhà nghiên cứu nói họ có thể làm áo choàng tàng hình hoạt động trong khoảng thời gian 0,00012 giây.

Trước khi có áo choàng này đã có nhiều phát minh dẫn đường như: năm 2009, các nhà nghiên cứu tại Đại học Duke, bắc Carolina đã trình làng thiết kế áo choàng che giấu sự nhiễu loạn trên đường bay, làm cong đường đi của sóng vi ba. Trong năm 2010 các nhà khoa học người Anh của Đại học St. Andrew ở Scotland đã tìm ra một chất liệu được gọi là “Metaflex” làm chuyển động ánh sáng.

Ngoài ra các nhà khoa học khác còn tìm ra được một siêu chất liệu có khả năng bẻ cong những kênh ánh sáng và làm những vật đó không thấy trong tầng sóng dài hơn.

Theo TTO (Daily Mail)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video