Ba giờ cuối cùng của con tàu Titanic

Chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ, con tàu huyền thoại Titanic gặp nạn ở tây bắc Thái Bình Dương rồi sau đó chìm xuống đáy biển ở độ sâu tới 4.000m.

>>> Ảnh chưa từng công bố về cuộc sống trên tàu Titanic 100 năm trước


Đêm 14/4/1912, tức là 4 ngày sau khi rời cảng Southampton ở nước Anh, tàu Titanic gặp phải thảm họa khủng khiếp. Một hoa tiêu trên tàu la lớn: "Băng trôi, phía trước bên phải". (Đồ họa: BBC)


23h40 cùng ngày, con tàu lớn nhất thế giới ở thời điểm đó va chạm mạnh với tảng băng trôi khổng lồ. Thomas Andrews, kiến trúc sư của tàu, trực tiếp tới kiểm tra hư hại và kết luận rằng con tàu đang bị nước biển tràn vào từ vết thủng sau cú va chạm. Titanic, con tàu từng được cho là không thể bị chìm, khi đó đang bắt đầu chìm dần. (Đồ họa: National Geographic)


0h30 ngày 15/4/1912, thuyền trưởng Edward J. Smith ra lệnh hạ các tàu cứu hộ để sơ tán hành khách cũng như thủy thủ đoàn. 10 phút sau khi lệnh được đưa ra, chiếc tàu cứu hộ đầu tiên được thả xuống biển. Trẻ em và phụ nữ được ưu tiên sơ tán trước. Mặc dù các tàu cứu hộ trên tàu Titanic có thể mang được tới 1.000 người, nhưng rất nhiều tàu nhỏ được thả xuống biển chỉ chứa được khoảng một nửa số người cho phép. (Đồ họa: BBC)


2h10, điện trên tàu Titanic phụt tắt. Lúc này, phần mũi của con tàu đã chìm xuống dưới mặt nước biển, trong khi phần đuôi tàu lại dần nhô cao. Khoảng 18/20 tàu cứu hộ khi đó đã được thả xuống biển. (Đồ họa: BBC)


Chỉ 7 phút sau, con tàu nặng 52.310 tấn bắt đầu bị gãy đôi do vỏ tàu không chịu được sự kéo căng ở phần giữa ống khói thứ ba và ống khói thứ tư. (Đồ họa: BBC)


2h19, sau khi bị tách hoàn toàn khỏi phần đuôi, phần mũi của tàu Titanic bắt đầu chìm xuống. Phần đuôi tàu vẫn còn nổi trên mặt nước nhưng cũng bắt đầu chìm dần vì nước đã tràn vào khoang động cơ. (Đồ họa: BBC)


Hình vẽ mô phỏng thời điểm phần mũi và phần đuôi tàu Titanic tách rời nhau. (Đồ họa: National Geographic)


Phần đuôi tàu Titanic bắt đầu chúc thẳng xuống đáy biển vào khoảng 2h20. Trong khi đó, phần mũi tàu chạm tới đáy biển lúc 2h22 sau khi lao xuống với vận tốc khoảng 40 tới 64km/giờ. Cú va chạm mạnh với đáy biển khiến phần vỏ ở mũi tàu Titanic bị biến dạng. (Đồ họa: BBC)


Phần đuôi tàu Titanic lao xuống đáy biển thậm chí còn nhanh hơn, với vận tốc khoảng 96km/giờ. Nó chạm đáy biển vào khoảng 2h24 và nằm ở vị trí cách phần mũi tàu chừng 600m. (Đồ họa: BBC)


Hình ảnh dựng lại thời điểm phần mũi tàu Titanic chạm tới đáy biển. (Đồ họa: National Geographic)


Hình vẽ mô tả phần mũi tàu Titanic sau khi chạm tới đáy biển ở độ sâu tới 4.000m. (Đồ họa: BBC)


Bản đồ mô tả hành trình định mệnh của tàu Titanic, kể từ khi xuất phát tại Southampton ngày 10/4/1912 tới khi gặp nạn tại tây bắc Thái Bình Dương vào ngày 14/4/1912. Thảm họa Titanic đã khiến 1.514 người thiệt mạng. (Đồ họa: Wikipedia)

Cập nhật: 13/12/2017 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video