Cận cảnh những sinh vật hút máu "khủng khiếp" nhất

Từ loài muỗi vằn Châu Á cho đến những con ve... kỹ thuật chụp cận cảnh ngày nay giúp chúng ta thấy rõ đến từng chiếc răng gớm ghiếc hay cái vòi hút máu của những loài côn trùng bé nhỏ này.

Dailymail cho biết những bức hình này giúp cho chúng ta có một cái nhìn thấu đáo hơn về các loài vật khéo léo thích nghi với việc hút máu. Đây là một khả năng mang tính sống còn giúp chúng có được nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, dễ tiêu hóa và ít bị phát hiện.


Bọ sát thủ: Có thể tìm thấy khắp nơi trên thế giới, chúng cắn rất đau và khi tiêm nước bọt vào các con côn trùng nhỏ sẽ làm mô tan chảy ra, sau đó chúng sẽ hút hết chất lỏng vào bụng.


Bức hình được kính hiển vi điện tử chụp cho thấy
con ve tròn lẳng sau khi đã hút máu đến căng bụng.


Hai con bọ đang “ân ái”, bọ bụi và phân của chúng cùng với các lớp
da chết chiếm tới một phần ba trọng lượng của chiếc gối nằm ngủ.


May mắn là con bọ chét này không sống ký sinh trên người mà sống trên dơi.


Con rận thường sống trên các mu quanh bộ phận sinh dục và ở trong lông mi của
người (trái). Muỗi vằn châu Á: Truyền bệnh sốt xuất huyết và viêm não West Nile (phải).


Muỗi xêxê đang sử dụng vòi để hút máu vật chủ. Loài vật này rất phổ
biến ở vùng nhiệt đới châu Phi, truyền bệnh Trypanosomiasis, còn gọi
là bệnh ngủ. Bệnh ngủ châu Phi không chỉ ảnh hưởng đến con
người, mà còn đến gia súc, với khoảng ba triệu động vật chết mỗi năm.


Cá Candiru: Loài cá da trơn sống ký sinh tại Nam Mỹ này rất dễ lẩn
trốn và sống trong vùng niệu đạo của những người thích tắm sông.

Theo Vietnamnet, Dailymail
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video