Bác sĩ chỉ cách để người trẻ ra ngoài không mang virus SARS-CoV-2 về nhà

Theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bác sĩ đã nhận được rất nhiều câu hỏi tương tự như vậy, đặc biệt ở người cao tuổi. Đã có rất nhiều người cao tuổi thốt lên rằng vì sao mình chỉ ở nhà, không đi đâu mà lại mắc Covid-19.

"Nhưng dù người cao tuổi không đi đâu, không tiếp xúc với ai bên ngoài, con cháu họ vẫn ra ngoài đi làm và có tiếp xúc", PGS.TS Thanh giải thích.

Nếu như ở người trẻ tuổi sức đề kháng tốt, số lượng nhỏ virus sẽ không mắc bệnh. Nhưng người cao tuổi hệ miễn dịch suy giảm, virus tấn công và nhân lên nhanh chóng và gây bệnh.

Trong đợt dịch thứ 4, rất nhiều trường hợp người trẻ đi ra ngoài về đã mang virus SARS-CoV-2 về gây bệnh cho người già. Thực tế tại đợt dịch ở TP.HCM, rất nhiều trường hợp người già mắc bệnh đã tử vong.

Để bảo vệ người cao tuổi trong đại dịch, PGS Thanh lưu ý một nguyên tắc quan trọng là người trẻ đi đâu cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc phòng chống dịch (5K).

Người trẻ ở đây cụ thể là con, cháu khi đi ra ngoài về cần thay khẩu trang, rửa tay, thay đồ, sau đó mới tiếp xúc người lớn tuổi. Việc làm đơn giản này sẽ giảm được mật độ của virus nếu có.


Chăm sóc người cao tuổi trong đại dịch Covid-19 - (Ảnh minh hoạ).

Người lớn tuổi cần phải nâng cao thể trạng. Ví dụ, người cao tuổi có thể chủ động tạo miễn dịch bằng cách tiêm vắc xin, ăn uống ngủ nghỉ đầy đủ, nghỉ, tập thở để có hệ thống phòng vệ tốt nhất.

"Nếu làm tốt những điều trên thì có một lượng nhỏ virus khi xâm nhập sức đề kháng vẫn có thể tấn công để loại bỏ", PGS Thanh nói.

PGS Thanh cho biết tại Việt Nam gia đình thường có nhiều thế hệ ở cùng nhau. Trong đại dịch Covid-19, người cao tuổi là đối tượng chịu hậu quả nặng nề của việc bị nhiễm virus. Do vậy, người trẻ sống chung với ông bà lớn tuổi cần ý thức bảo vệ mình để tránh lây nhiễm.

"Cần lưu ý khi đi ra ngoài về, dù đã đảm bảo nguyên tắc phòng dịch thì vẫn cần phải giữ khoảng cách với người cao tuổi. Nếu như trước đây thường chào hỏi bằng cách ôm ấp, bắt tay thì nay cần phải thay đổi thói quen chào hỏi giữ khoảng cách an toàn.

Tốt nhất mỗi gia đình nên có một phòng riêng cho người cao tuổi để sinh hoạt và người trẻ trong gia đình sẽ theo dõi chăm sóc", PGS Thanh nói.


Người trẻ cần thay khẩu trang, rửa tay, thay đồ, sau đó mới tiếp xúc người lớn tuổi. (Ảnh minh họa).

Việc chăm sóc cho người cao tuổi, vấn đề về tinh thần là rất quan trọng. Con cháu cần thường xuyên hỏi han, động viên người cao tuổi. Trường hợp nếu bố mẹ, ông bà ở xa thì thường xuyên giữ liên lạc qua điện thoại.

"Người trẻ tuổi thường tiếp nhận thông tin rất nhanh, nhất là các thông tin về dịch bệnh. Tuy nhiên, người trẻ tuổi nên chọn lọc các thông tin để truyền tải cho người cao tuổi, chỉ nên mang những tin vui về nhà. Tuyệt đối không nên thông báo những tin buồn khiến cho người cao tuổi thêm lo lắng, ảnh hưởng tới các bệnh lý nền nếu có".

Cập nhật: 28/10/2021 Theo doanhnghiep&tiepthi
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video