Bằng cách nào để đưa oxy đến tất cả tế bào trong cơ thể?

Bạn hít vào khoảng 17,000 lần 1 ngày. Tuy không để ý nhưng đó thật sự một nỗ lực phối hợp rất lớn. Các cơ quan nội tạng quan trọng như ruột, não, xương, phổi, máu và tim cùng làm việc để duy trì sự sống bằng cách đưa oxy tới các mô trong cơ thể, vì hầu hết các tế bào đều cần oxy nhằm tạo ra một phân tử gọi là ATP - năng lượng giúp tế bào hoạt động. Tuy nhiên, để đưa oxy đi khắp cơ thể là nhiệm vụ cực khó và nó diễn ra theo trình tự sau.

Vai trò của hệ tiêu hóa

Đầu tiên, muốn oxy đến được với các tế bào trong cơ thể, cần có một mạng lưới vận chuyển cực lớn. Đây là nhiệm vụ của 20 nghìn tỷ tế bào hồng cầu. Mỗi tế bào chứa 270 triệu phân tử gắn oxy. Để tạo ra những tế bào này, cơ thể sử dụng các nguyên liệu từ những thực phẩm ta ăn. Vậy nên quá trình vận chuyển oxy đi khắp cơ thể sẽ bắt đầu ở ruột. Tại đây, thức ăn được phá vỡ thành nhiều chất khác nhau và hấp thụ qua thành ruột. Trong các chất đó, sắt là nguyên liệu chính để sản xuất hồng cầu.

Vai trò của tủy xương

Sắt di chuyển trong hệ tuần hoàn tới các mô tạo huyết trong tủy xương, đây là nơi tạo ra hồng cầu. Thận điều tiết mức độ nhiều ít của hồng cầu qua việc giải phóng erythropoietin, một loại hormone kích thích tủy xương phát triển. Mỗi giây, cơ thể chúng ta cần tạo ra 2.5 triệu tế bào máu mới đủ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Vai trò của não bộ

Não cũng hỗ trợ quá trình này bằng cách gửi thông điệp qua hệ thống dây thần kinh đến cơ hoành và cơ liên sườn yêu cầu chúng co lại khiến lòng ngực phình lên tạo khoảng trống giúp phổi có không gian để nở ra. Khoảng trống đó làm phổi bạn mang áp lực âm hút không khí chứa oxy từ ngoài vào.

Vai trò của phổi

Tưởng tượng phổi bạn là hai quả bong bóng lớn, nhưng chúng thực sự phức tạp hơn nhiều. Các tế bào máu trong mạch máu ở phổi bạn chỉ có thể nhận những phân tử oxy rất gần chúng. Nên bên trong phổi được chia ra thành hàng trăm triệu quả bóng mini gọi là các phế nang, nhờ đó làm tăng bề mặt tiếp xúc lên tới 100 mét vuông. Các bức tường phế nang được cấu thành từ những tế bào cực kì mảnh được bao quanh bởi các mao mạch giúp đưa máu và oxy đến đủ gần để khuếch tán.

Vai trò của hệ tuần hoàn

Sau khi nhận đủ oxy, những tế bào giàu oxy được vận chuyển khắp cơ thể thông qua hệ tuần hoàn gồm một tập hợp các mao mạch có khả năng chạm tới tất cả tế bào trong cơ thể. Nếu ta trải thẳng tất cả các mạch máu trong cơ thể thì có thể quấn được vài vòng Trái Đất, một con đường vô cùng dài. Do đó, để máu đi khắp cơ thể trong thời gian cực ngắn phải cần một lực đẩy đủ lớn và liên tục, đó là lúc tim làm việc. Trái tim con người đập trung bình khoảng 100,000 lần 1 ngày, đẩy máu đến mọi ngóc ngách.

Cả hệ thống phức tạp này được xây dựng chỉ với một nhiệm vụ là đưa oxy đi khắp cơ thể. Nếu một chức năng bị lỗi, cả cơ thể chúng ta sẽ sụp đổ. Ruột, não, xương, phổi, máu và tim phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng kéo dài năm này qua năm khác, một hệ thống hoàn hảo!

Cập nhật: 03/11/2020 Theo Tinh tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video