Băng gạc thế hệ mới từ tảo biển có thể cầm máu nội thương chỉ trong vài phút

Loại băng gạc mới sẽ được tiêm trực tiếp vào khu vực gần vết thương, và ngay lập tức kích hoạt mạnh mẽ các cơ chế đông máu tại chỗ và cầm máu chỉ trong vòng 3 phút.

Chảy máu trong do bị trúng đạn hay tai nạn giao thông, tai nạn lao động... là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu nếu bệnh nhân không được cầm máu kịp thời. Chính vì điều này, các nhà khoa học đã và đang rất quyết tâm trong việc cho ra mắt sản phẩm băng gạc tiêm theo đường tĩnh mạch.

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas A&M đã phát minh ra một dung dịch 'cứu thương' hoàn toàn mới, có thể tiêm trực tiếp vào khu vực gần vết thương và ngăn chảy máu trong chỉ sau 3 phút. Loại thuốc này được chế tạo từ các hợp chất có nguồn gốc từ rong biển và những hạt nano đất sét.


Tảo biển đỏ có chứa k-carrageenan.

Các thành phần này kết hợp với nhau tạo thành hydrogel - một hợp chất có khả năng hấp thụ cao và có tác dụng tương tự như băng cứu thương.

Nhóm nghiên cứu cho biết, dung dịch hydrogel này hứa hẹn sẽ là thành phần hữu ích trong việc cầm máu và sơ cứu các vết thương bên trong. Bên cạnh đó, những thành phần sinh học này có thể được đưa vào vết thương bằng cách xâm lấn tối thiểu.

Thành phần then chốt của loại thuốc này là k-carrageenan có nguồn gốc từ một loại tảo biển đỏ. Loại tảo này thường được sử dụng như chất làm cô đặc nhiều loại thực phẩm.

Trong nghiên cứu về gelatin trước đây, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng hydrogel có thể được tăng cường nhờ sử dụng các chất nano silicat. Những hạt nano silicat có trong đất sét có thể cải thiện cấu trúc của hydrogel và tạo thành một lớp khung, giống như một loại băng gạc vừa làm đông máu, vừa bịt kín chỗ bị thương.

Khi thử nghiệm trên tế bào động vật và mô tế bào của người trong phòng thí nghiệm, loại thuốc này làm đông máu trong vòng chưa đến 3 phút.


Khi thử nghiệm trên tế bào động vật và mô tế bào của người trong phòng thí nghiệm, loại thuốc này làm đông máu trong vòng chưa đến 3 phút.

Kỹ sư y sinh Akhilesh K. Gaharwar, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích: "Dung dịch cứu thương lý tưởng cần phải đông lại ngay sau khi tiêm vào vết thương và thúc đẩy quá trình hình thành lớp máu đông tự nhiên".

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy có sự cải thiện đáng kể trong việc tái tạo mô và phục hồi tổn thương. Quan trọng hơn, các hạt nano còn có thể chuyển thuốc tới các vùng bị thương và từ từ phóng thích vào cơ thể khi cần thiết.

Cho đến nay, hợp chất này vẫn chưa được thử nghiệm trên các vết thương của người. Hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục hoàn thiện để sớm đưa loại băng cứu thương này vào kho dược liệu của các bệnh viện.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Acta Biomaterialia.

Cập nhật: 01/03/2019 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video