Băng tan giải phóng các chất độc từ thế kỉ 20

Mặc dù có vẻ ngoài trong suốt, các lớp băng khi càng dày sẽ càng tích tụ nhiều chất ô nhiễm có trong môi trường xung quanh.

Do tình trạng biến đổi khí hậu, băng tan sẽ giải phóng các chất này và hòa vào dòng nước. Người dân sống gần các suối băng tan sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm độc từ các chất hóa học bị cấm nhiều năm về trước.

Các chất hóa học này thuộc nhóm hữu cơ gây ô nhiễm lâu dài (POPs-persistent organic pollutants). Chúng gây nhiều tác hại với con người, động vật và mất hàng thế kỷ để có thể phân hủy hết.


Suối băng tan ở dãy Alps, biên giới Thụy Sĩ với Áo. (Ảnh: Shutterstock).

POPs cũng bao gồm polychlorinated biphenyls - chất được dùng nhiều trong việc sản xuất các thiết bị điện tử, nhựa, thuốc diệt côn trùng - từng được sản xuất hàng loạt, cho tới khi bị cấm sau Hội nghị Stockholm về các Chất Hữu cơ gây ô nhiễm lâu dài (năm 2004).

Giống như nước, các chất POPs có xu hướng bay hơi và cô đặc lại trong không khí khi nhiệt độ xuống thấp. Theo đó, chúng phát tán theo gió và ngưng tụ lại ở những điểm lạnh như các tảng băng và nơi có mật độ cao nhất là dãy Alps ở châu Âu.

Các nhà khoa học đã khảo sát một tảng băng dài hai dặm mang tên Silvretta ở Thụy Sĩ. Những mô hình và công thức toán học được thiết lập để đánh giá nguy cơ và dự báo mức độ phụ thuộc của người dân vùng phụ cận tới dòng suối băng tan. Các chất hóa học được phân tích độc lập và sử dụng tiêu chuẩn an toàn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, bao gồm nồng độ POP an toàn để con người có thể uống và sinh hoạt được.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy mật độ POP trên cơ thể các loại cá hồi lại lớn gấp 6.000 lần so với trong nước - Kimberly Miner, nhà khoa học về Trái đất và khí hậu cho biết. Cục Thống kê Liên bang Thụy Sĩ khuyến cáo người dân không nên ăn quá nhiều cá từ nguồn nước ở địa phương, thậm chí ngay cả mức tiêu thụ trung bình cũng khiến nồng độ POP trong cơ thể người tăng cao hơn mức an toàn một chút.

Bà Miner cũng kiến nghị cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu cụ thể và chi tiết hơn, bao gồm cả việc trực tiếp đo nồng độ POP trong máu người.

Cập nhật: 16/01/2018 Theo KHPT
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video