Bảo tồn quần thể voọc đen má trắng ở Tuyên Quang

Dự án bảo tồn dựa vào cộng đồng quần thể loài voọc đen má trắng lớn nhất còn lại tại Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu được triển khai tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang với tổng kinh phí gần 1,9 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Tưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết dự án này do Tổ chức con người, tài nguyên và bảo tồn (PRCF - một tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam) triển khai nhằm bảo tồn loài voọc đen má trắng đang có nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu.

Theo đó, dự án thực hiện đến hết tháng 7 nhằm giúp đồng bào nâng cao nhận thức bảo vệ loài vọoc và tính đa dạng sinh học tại xã Thượng Lâm, Khuôn Hà (huyện Lâm Bình, Tuyên Quang).

Dự án cũng thành lập và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho 2 đội giám sát, bảo vệ voọc tại 2 xã Thượng Lâm và Khuôn Hà.


Ảnh minh họa: Internet

Các thành viên trong đội được phân vùng quản lý, tuyến tuần tra bảo vệ và được trang bị một số trang thiết bị cần thiết cho việc giám sát, bảo vệ như ống nhòm, máy định vị GPS, máy ảnh kỹ thuật số…

Ngoài nhiệm vụ duy trì việc đi tuần rừng 7 ngày/tháng để thu thập tư liệu về loài voọc, phát hiện các trường hợp săn bắn trái phép, các thành viên trong đội còn tuyên truyền cho bà con trong thôn, xã, nâng cao ý thức bảo vệ rừng và loài voọc, phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Kết thúc dự án, Tổ chức PRCF đưa ra các khuyến nghị cho các hoạt động du lịch thiên nhiên dựa vào cộng đồng, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ quần thể voọc, xác định khả năng chi trả, xây dựng khung thể chế phí dịch vụ bảo vệ môi trường tại tỉnh Tuyên Quang.

Tổ chức PRCF cũng phối hợp với chính quyền các xã trong vùng loài voọc sinh sống, tổ chức phát tờ rơi tuyên truyền về bảo tồn quần thể voọc đen má trắng và bảo vệ rừng cho hơn 2.000 hộ dân; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Bình tổ chức thi viết, vẽ tranh về môi trường sống và sinh cảnh của voọc đen má trắng cho học sinh trường trung học cơ sở Thượng Lâm và trường trung học cơ sở Khuôn Hà.

Qua đó, dự án giúp các em học sinh có thêm những kiến thức bổ ích về bảo tồn loài voọc đen má trắng và tính đa dạng sinh học tại địa phương.

Voọc đen má trắng là loài linh trưởng sống chủ yếu trên núi đá vôi. Theo báo cáo của Tổ chức PRCF, hiện nay trên thế giới có khoảng 400 cá thể voọc đen má trắng.

Riêng ở Việt Nam có trên 100 cá thể, trong đó huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) có quần thể voọc đen má trắng lớn nhất với trên 70 cá thể, tập trung ở xã Thượng Lâm và Khuôn Hà.

Theo Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video