Bất ngờ với loài cây "khủng long" khiến Úc phải bung toàn lực bảo vệ

Để cứu số thông quý trong Công viên quốc gia Wollemi ở phía Tây Bắc Sydney, nhà chức trách huy động nhiều máy bay trút "bom nước" xuống các cánh rừng đang bị "bà hỏa" lăm le.

Trực thăng cũng đưa các lính cứu hỏa di chuyển vào hẻm núi để thiết lập một hệ thống tưới tiêu tăng độ ẩm cho mặt đất, làm chậm tốc độ lây lan của các đám cháy. Khi ngọn lửa đến gần những cây thông, máy bay trực thăng đã xả nước vào mép lửa.

"Đó là chiến dịch theo kiểu quân đội. Chúng tôi phải làm mọi thứ" - Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường Úc Matt Kean nói.


Lính cứu hỏa giúp giải cứu loài cây có từ thời tiền sử được gọi là cây "khủng long". (Ảnh: NSW).


Lính cứu hỏa đã được huy động để thiết lập hệ thống tưới tiêu bảo vệ rừng thông được coi tồn đã tại từ thời tiền sử, cùng tuổi với khủng long. (Ảnh: NSW).

Công viên quốc gia Wollemi là nơi duy nhất mà loài thông Wollemi trên thế giới được tìm thấy trong tự nhiên, cũng chỉ còn 200 cây và vị trí của chúng được giữ bí mật để ngăn ngừa ô nhiễm.

Người ta thậm chí còn ví việc tìm thấy Wollemi vào năm 1994 chẳng khác nào phát hiện ra một loài khủng long còn sống. Đó là vì trước năm 1994, những cây thông được cho là đã tuyệt chủng.


Chỉ còn chưa đầy 200 cây thông còn sót lại. (Ảnh: SMH).

Cris Brack, giáo sư Trường ĐH Quốc gia Úc cho biết các bằng chứng được tìm thấy cho tới nay chỉ ra rằng số thông Wollemi được tìm thấy vào năm 1994 tồn tại từ 100-200 năm trước và từng có mặt trên khắp đất nước.

Hóa thạch lâu đời nhất của các loài thông quý hiếm có từ 90 triệu năm trước và những cây thông được cho là đã tồn tại trong thời kì kỉ Jura.


Lính cứu hỏa thả hóa chất để ngăn các đám cháy tại các cánh rừng bên cạnh lan sang số thông Wollemi. (Ảnh: SMH).


Vị trí của các cây thông được giữ bí mật để ngăn ngừa ô nhiễm. (Ảnh: SMH).

Ông Kean cho biết mối đe dọa với thông Wollemi lên tới đỉnh điểm vào cuối năm 2019, nhiều ngày chính quyền Úc chìm trong lo lắng khi không rõ liệu họ giữ nổi rừng thông quý hay không.

Ông Kean nhớ lại: "Chúng tôi chỉ biết chờ đợi cho tới trước khi các chuyên gia cho biết kết quả. Trong khi một vài loài cây bị thiêu rụi, 200 cây thông Wollemi vẫn trụ vững".


Các đám cháy ở New South Wales thiêu rụi 5,2 triệu ha đất. (Ảnh: ABC).

Các đám cháy ở bang New South Wales tàn phá 5,2 triệu ha đất. Ước tính số lượng động thực vật hoang dã bị thiêu rụi sau cháy rừng ở bang này dẫn đầu nước Úc. Tính đến ngày 17-1 (giờ địa phương), hiện vẫn còn 85 đám cháy, trong đó 30 đám cháy chưa được khống chế.

Thế nhưng, "mưa vàng" nhen nhóm hy vọng ở người dân. Tin vui lại kèm lo ngại, những cơn giông kèm mưa lớn trút xuống gây ra sự cố mất điện trên khắp New South Wales.

Cập nhật: 22/01/2020 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video