Bệnh cúm gây nghịch lý ở hệ miễn dịch

Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết họ đã phát hiện vì sao bệnh cúm khiến người ta dễ bị mắc bệnh viêm phổi chết người. Phát hiện này có thể giải thích hiện tượng “chết vì cúm” lại không phải do virut cúm gây ra.

Nhiều người bị coi là “chết vì cúm” thực chất lại chết vì bệnh viêm phổi do nhiễm thứ cấp các vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus.

Bác sĩ Jane Deng tại Trường ĐH California, Los Angeles và các đồng nghiệp đã thông báo phát hiện này của họ trên Tạp chí The Journal of Clinical Investigation (Tạp chí nghiên cứu lâm sàng). Họ hy vọng điều họ phát hiện sẽ dẫn đến việc điều trị bệnh nhân cúm bằng cách chữa luôn bệnh viêm phổi sau cúm và ngăn chặn virus cúm làm suy yếu hệ miễn dịch.

Đáp ứng bằng tín hiệu

Nhiều cái chết vì viêm phổi do nhiễm trùng thứ cấp (Ảnh: Kim Kyung-Hoon/Reuters)

Cho tới nay, người ta chưa hiểu rõ vì sao cúm lại khiến người ta lại trở nên nhạy cảm với sự nhiễm khuẩn thứ cấp gây viêm phổi. Để tìm hiểu điều này, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên chuột, nhằm vào phân tử phát tín hiệu Interfron (loại 1 IFNs). Thông thường các interferon do hệ miễn dịch sinh ra để hạn chế sự nhân bản virut và khống chế nhiễm trùng.

Nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân bị cúm lại trở nên nhạy cảm hơn với vi khuẩn gây viêm phổi, do khả năng đáp ứng miễn dịch với chúng rất yếu kém.

Các yếu tố huy động bạch cầu trung tính (neutrophil) đến các vị trí nhiễm trùng giảm xuống. Bạch cầu trung tính là những tế bào nằm ở trung tâm đáp ứng miễn dịch chống vi khuẩn ban đầu.

Nhà miễn dịch học kiêm vi trùng học Trường ĐH Newcastle là giáo sư Richard Barry cho biết đó là một nghịch lý vì interferon phá huỷ một số loại gen kích thích sự tăng sinh và bám dính của vi khuẩn, đồng thời làm gen mất khả năng kích thích các bạch cầu trung tính.

Ông nói: "Khi bạn bị cúm và nghiêm trọng đến mức xảy ra sự nhiễm trùng thứ cấp, thì các gen cần thiết để sản sinh ra bạch cầu trung tính bị ức chế. Virus và interferon không còn khả năng làm cơ thể sản sinh ra bạch cầu nữa”.

Bị áp đảo

Barry giải thích vì sao sự nhiễm trùng thứ cấp của bệnh cúm lại có thể gây tử vong như sau:

"Vi khuẩn qua họng và vào sâu trong phổi mà bình thường tại đây chúng không có mặt” – ông nói – “Chúng sẽ bị những đại thực bào và bạch cầu trong phổi “ăn tươi nuốt sống”, thế nhưng trong trường hợp này thì ngược laị, những vi khuẩn gây viêm phổi lại có thể áp đảo những tế bào đó bởi vì chúng quá nhiều.

Các công trình nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng gần như 50 trong số 100 triệu người chết năm 1918 bởi đại dịch cúm “Tây Ban Nha năm 1918 là do “siêu nhiễm trùng” thứ cấp vi khuẩn viêm phổi Streptococcus pneumoniae.

Giáo sư Barry nhận định những chất kháng sinh ngày nay mà thế kỷ trước chưa có có thể bảo vệ được phần nào. Nhưng tiếc rằng tình trạng nhờn thuốc kháng sinh ngày càng nhiều đã làm cho nhiệm vụ khống chế đại dịch cúm đặc biệt khó khăn.

Bảo Châu - Vietnamnet (Theo ABC.com)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video