Bệnh đau đầu mùa lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các yếu tố thời tiết, đặc biệt là thời tiết lạnh, có thể gây ảnh hưởng đến cơn đau đầu của bạn. Sự giảm nhiệt độ và thay đổi áp suất khí quyển khi thời tiết trở nên lạnh hơn có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu, đau xoang, đau tai,...

Trước khi tìm hiểu các biện pháp giảm nhẹ và phòng tránh cơn đau đầu mùa lạnh thì bạn cần nắm được các nguyên nhân gây đau đầu vào những tháng mùa đông là gì.

1. Nguyên nhân gây đau đầu mùa lạnh

Mặc dù còn nhiều nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng nhưng một số yếu tố vào mùa lạnh này có thể khiến cơn đau đầu xảy ra, chẳng hạn:

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột

Biến động về nhiệt độ, như việc di chuyển từ môi trường trong nhà ấm áp ra ngoài trời lạnh, có thể kích hoạt đau đầu mùa đông. Những thay đổi nhiệt độ nhanh chóng có thể dẫn đến sự co thắt và giãn nở của các mạch máu trong não, có thể gây ra đau đầu.

Tắc nghẽn xoang

Tắc nghẽn xoang là một hiện tượng phổ biến trong mùa đông do không khí lạnh và khô. Khi các xoang bị viêm và tắc nghẽn, nó có thể dẫn đến đau và áp lực, gây ra đau đầu bao gồm cả đau xoang.


Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu mùa lạnh. (Ảnh: Internet).

Thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít hơn

Thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giảm trong mùa đông có thể làm gián đoạn chu kỳ tự nhiên giấc ngủ - thức dậy của cơ thể và ảnh hưởng đến sự sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào việc điều tiết tâm trạng và cảm giác đau. Những thay đổi này có thể góp phần gây ra đau đầu mùa lạnh.

Các bệnh lý phổ biến hơn vào mùa đông gây ra đau đầu

Một số bệnh lý, như cảm lạnh thông thường, cúm và dị ứng theo mùa trở nên phổ biến hơn trong những tháng mùa đông. Những tình trạng này có thể gây viêm nhiễm, tắc nghẽn mũi và các triệu chứng khác có thể kích hoạt cơn đau đầu.

2. Triệu chứng đau đầu mùa lạnh

Việc có thể nhận biết được các triệu chứng của đau đầu mùa đông là rất cần thiết để tìm kiếm phương pháp điều trị và giảm nhẹ phù hợp. Mặc dù các triệu chứng cụ thể có thể thay đổi từ người này sang người khác với các mức độ khác nhau, nhưng có một số dấu hiệu chung cần lưu ý:

  • Cảm giác đau nhói hoặc đau theo nhịp điệu (pulsating pain) có thể lan đến cả hai thái dương ở một hoặc cả hai bên đầu
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng và âm thanh
  • Tăng áp lực xoang, nặng xoang mặt
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Mệt mỏi, khó tập trung
  • Buồn nôn và nôn mửa.

3. Phòng ngừa đau đầu mùa lạnh

Đau đầu mùa lạnh có thể được phòng ngừa bằng cách thực hiện một số thay đổi trong lối sống:

Giữ ấm cơ thể

Mặc đủ ấm khi ra ngoài vào những ngày thời tiết lạnh, sử dụng mũ ấm, khăn quàng cổ, găng tay,... để giảm thiểu tác động của không khí lạnh lên đầu, ngực và cổ.


Cần giữ ấm cơ thể đúng cách khi mùa đông tới. (Ảnh: Internet).

Ngủ đủ giấc

Duy trì một lịch trình ngủ đều đặn và đảm bảo bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi, bởi vì sự thay đổi thời lượng giấc ngủ trong mùa đông có thể góp phần gây đau đầu.

Giảm tắc nghẽn xoang

Nếu tắc nghẽn xoang là nguyên nhân gây đau đầu, bạn có thể sử dụng các biện pháp giảm nhẹ tắc nghẽn xoang như xông mũi bằng tinh dầu, bù ẩm, massage xoang mũi - xoang trán,...

Có chế độ ăn uống hợp lý khoa học

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự thiếu hụt vitamin nhóm B và vitamin D góp phần gây ra chứng đau nửa đầu và khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Một chế độ ăn uống đủ chất sẽ góp phần ngăn ngừa nguy cơ đau đầu, bao gồm cả đau đầu mùa lạnh.

Duy trì thói quen vận động

Nên dành ít nhất 30 phút tập thể dục vừa phải hoặc 15 phút tập thể dục cường độ cao mỗi ngày. Nếu bạn đang gặp các tình trạng sức khỏe giới hạn khả năng vận động, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có bài tập phù hợp với thể trạng bản thân.

Uống đủ nước

Uống đủ nước vào mùa lạnh là điều quan trọng để giữ cho cơ thể đủ nước, các xoang không bị rủi ro tắc nghẽn do không khí khô lạnh, thiếu ẩm gây ra đau đầu.

Giữ nhà cửa sạch sẽ

Mùa lạnh thường kèm theo việc đóng kín cửa để giữ nhiệt, điều này có thể làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí nhà bạn, dẫn đến đau đầu. Vì thế hãy giữ nhà cửa sạch sẽ, theo dõi chất lượng ô nhiễm không khí để mở cửa nếu có thể, sử dụng các thiết bị như máy lọc không khí,...

4. Điều trị đau đầu mùa lạnh

Có nhiều lựa chọn trong điều trị đau đầu mùa đông, điều quan trọng là cần xem xét tình trạng bản thân để đối phó phù hợp. Các biện pháp điều trị đau đầu mùa đông có thể là:

- Các loại thuốc kê đơn và không kê đơn bao gồm thuốc giảm đau như ibuprofen hay acetaminophen có thể giúp giảm nhẹ cơn đau đầu từ nhẹ đến vừa. Luôn tuân thủ liều lượng được khuyến nghị và hỏi ý kiến của chuyên gia y tế nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn.

Nếu cơn đau đầu của bạn nghiêm trọng hoặc thường xuyên, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kê đơn giúp phòng ngừa và quản lý chứng đau đầu mùa lạnh có thể là triptan, thuốc chẹn beta hoặc thuốc chống co giật,...


Các loại thuốc kê đơn và không kê đơn bao gồm thuốc giảm đau như ibuprofen hay acetaminophen có thể giúp giảm nhẹ cơn đau đầu từ nhẹ đến vừa. (Ảnh: Internet).

- Châm cứu có thể giúp giảm tần suất và cường độ đau đầu.

- Massage giúp giãn cơ, giảm căng thẳng, cải thiện lưu thông máu từ đó giúp giảm nhẹ triệu chứng đau đầu. Ngay cả khi không bị đau đầu bạn cũng nên massage thường xuyên để tăng cường quá trình lưu thông máu và giảm nguy cơ hình thành cơn đau đầu.

- Chườm ấm, tắm nước ấm có thể giúp giảm đau tạm thời.

- Hạn chế ăn các thực phẩm có tính kích thích như thức ăn cay nóng, caffein, đồ uống có cồn như rượu bia có thể khiến tình trạng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi nào đau đầu mùa lạnh cần thăm khám bác sĩ?

Mặc dù hầu hết những trường hợp đau đầu mùa lạnh có thể được quản lý và kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc không kê đơn nhưng nếu cơn đau đầu của bạn xảy ra thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài kèm theo những triệu chứng đáng lo ngại khác như thay đổi thị lực, rối loạn tri giác và ngôn ngữ, gặp khó khăn trong giao tiếp và vận động cũng như cơn đau đầu ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày thì bạn cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra căn nguyên gây đau đầu và có biện pháp đối phó kịp thời.

Cập nhật: 10/01/2024 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video