Bệnh khô mắt và những hiểm họa khó lường

Nghiêm trọng hơn, chứng khô mắt này đang xảy ra ngày càng nhiều ở giới trẻ nhưng chúng ta lại chủ quan, xem thường.

Chứng khô mắt là gì và có thể gây biến chứng nguy hiểm đến mức nào?

Hội chứng khô mắt (DES - Dry Eye Syndrome) là một rối loạn phổ biến của màng phim nước mắt, xảy ra khi quá trình sản xuất nước mắt không đủ hoặc độ ẩm ở mắt bốc hơi quá nhanh.


Khô mắt là một rối loạn phổ biến của màng phim nước mắt.

Khô mắt thường xảy ra nhiều ở người lớn tuổi, tuy nhiên, ở thời đại ngày nay, vì một số nguyên nhân mà chứng bệnh này ngày càng phổ biến ở người trẻ. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp là:

  • Sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều, dùng không đúng cách gây hại mắt.
  • Không bảo vệ cơ thể cẩn thận trước sự tác động của ô nhiễm môi trường, bức xạ tia cực tím, gió bụi, thời tiết hanh khô, khói thuốc lá...

* Khô mắt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:

Nhiều người cho rằng khô mắt chỉ gây khó chịu một chút chứ không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nó thực sự nguy hiểm vì về lâu dài không được chữa trị sẽ dẫn đến các biến chứng tai hại như đỏ mắt, đau mắt, dẫn đến viêm kết mạc, nhiễm trùng, trầy xước, tổn thương giác mạc...

Triệu chứng khô mắt

Để tránh các hậu quả do khô mắt gây ra, các bạn nên chú ý đến triệu chứng để phát hiện và xử lý kịp thời.

  • Mắt đỏ: Do mắt khô khiến các tế bào trên bề mặt dễ bị tổn thương, các mạch máu trên tròng trắng nổi rõ lên khiến mắt đỏ.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng: Bạn cảm thấy khó chịu khi thấy ánh sáng, nhất là lúc bị bất ngờ. Mắt khi đó sẽ nheo lại hoặc nhắm nghiền lại.
  • Xốn mắt: Cảm giác xốn mắt như có bụi bay vào (dù không phải) nếu diễn ra thường xuyên thì có thể bạn đã mắc chứng khô mắt rồi đó.
  • Chảy nước mắt: Khi mắt khô, lớp dầu trên bề mặt con ngươi không đủ làm ẩm nên mắt từ điều chỉnh bằng cách tiết nước mắt để cân bằng độ ẩm.
  • Mắt nhìn bị mờ nhòe: Khi mắt nhìn bị mờ nhoè, bạn hãy thử chớp vài cái, nếu thấy rõ hơn thì chứng tỏ mắt đang bị khô rồi đó.

Khắc phục tình trạng khô mắt như thế nào?


Chớp mắt nhiều để tiết nước mắt cũng giúp mắt đỡ khô tạm thời.

Chứng khô mắt không khó chữa, quan trọng là bạn phải phát hiện sớm. Bạn có thể xử lý bằng các biện pháp như sau:

  • Uống nhiều nước để tăng cường độ ẩm cho mắt.
  • Hạn chế tối đa thời gian sử dụng các thiết bị điện tử. Trong trường hợp bắt buộc phải làm việc, hãy để mắt được nghỉ ngơi một lúc sau mỗi giờ tiếp xúc với máy móc.
  • Chớp mắt nhiều để tiết nước mắt cũng giúp mắt đỡ khô tạm thời. Ngoài ra, bạn có thể nhỏ thuốc nhỏ mắt.
  • Bảo vệ mắt cẩn thận khi ra ngoài, đến những nơi có nhiều khói bụi. Tốt nhất là bạn nên tránh đến những nơi này.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A và Omega 3 sẽ tốt hơn cho đôi mắt.

Phòng chống bệnh thiếu vitamin A như thế nào?

  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Khẩu phần ăn hằng ngày cần cung cấp đủ vitamin A và caroten. Vitamin A chỉ có trong thức ăn động vật, nhưng caroten vốn sẵn có ở rau có màu xanh đậm, các loại củ quả có màu da cam. Các loại thức ăn giàu caroten như rau muống, rau ngót, rau diếp, lá hành, gấc... thường kèm theo nhiều chất dinh dưỡng quý khác như riboflavin, vitamin C, canxi, sắt và các yếu tố vi lượng.
  • Bổ sung vitamin A trong thức ăn: Tăng cường vitamin A vào sữa gầy vì loại này hay được sử dụng trong các chương trình dinh dưỡng ở các nước mà bệnh khô mắt đang lưu hành.
  • Cho uống vitamin A: Khi đã phát hiện cộng đồng có vấn đề thiếu vitamin A, việc cho uống các viên nang vitamin A liều cao là biện pháp trước mắt có hiệu quả ngay, đồng thời có chương trình lâu dài phòng chống thiếu vitamin A. Cần tích cực phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy, nhất là sởi cũng tác động đến mắt.

BS. Nguyễn Bùi Diệu Linh

Cập nhật: 17/12/2018 Theo SKĐS/kenh14
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video