Bí ẩn về "tiếng nói" của sinh vật

Có rất nhiều chuyện thú vị về giao tiếp sinh học giữa các loài vật mà chưa ai giải mã được. Ong bướm có cách nhận ra nhau dù cách xa hàng trăm km. Loài voi gọi nhau bằng cách giậm chân truyền dư chấn dưới đất dù ở xa 20-30 km.

Cụ rùa hồ Gươm (Ảnh: TTVNOL)

Gần đây, khái niệm giao tiếp sinh học được nhắc đến như một chìa khóa vạn năng để vén bức màn bí ẩn của thế giới sinh vật.

Theo tổng kết của tiến sĩ Hà Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội, việc cụ rùa hồ Gươm nổi lên khỏi mặt hồ thường liên quan đến những sự kiện chính trị xã hội của thủ đô như: nạo vét hồ gươm (10/3/1992), bàn giao mặt bằng khu di tích tưởng niệm vua Lê (29/7/2000), kỷ niệm 50 năm giải phóng thủ đô (1994)... Nhiều người đặt ra câu hỏi: Phải chăng cụ rùa muốn nói điều gì với chúng ta?

Không chỉ có vậy, có rất nhiều chuyện thú vị về giao tiếp sinh học giữa các loài sinh vật khác. Ong bướm có thể "đánh tín hiệu" để nhận ra nhau dù cách xa hàng trăm cây số. Gần đây trong vụ sóng thần xảy ra tại Indonesia, hầu hết các động vật đều thoát chết. Người ta lý giải là chúng có giác quan báo trước sự việc nên đã phòng tránh.

Giáo sư Võ Quý, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết ở loài chim, tiếng kêu và đôi tai tinh tế giúp chúng phân biệt được một cách chính xác thành viên gần gũi nhất của mình (như các con, bạn tình) trong hàng nghìn con đang kêu ầm ĩ. Có thể nói, mọi âm thanh mà chim phát ra đều mang ý nghĩa riêng biệt. Nó là "tiếng nói", là thứ ngôn ngữ để thông báo cho đồng loại một điều gì đó liên quan đến cuộc sống. Có lẽ vì vậy mà trên thế giới đã có một ngành khoa học mới ra đời, khoa âm sinh học.

Lý giải vấn đề này, giáo sư Hà Đình Đức cho biết, cũng như con người, động vật phải thông qua giao tiếp để hiểu nhau và để sinh tồn.

Những phát hiện về giao tiếp sinh học không chỉ giới hạn ở chim, thú, bò sát mà còn đúng với tế bào - thế giới vô vùng nhỏ bé. Tiến sĩ Nguyễn Thị Quỳ, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội cho biết, khi tiếp xúc, mỗi tế bào đều tiết ra nột chất tín hiệu.

Điều này cũng lý giải phần nào cơ chế hoạt động của virus gây bệnh. Khi sống trong cơ thể khỏe mạnh, virus có thể hiền hơn, không phát triển gây bệnh. Thông tin mà chúng nhận được dưới dạng nào đó cho thấy, môi trường sống của cuả chúng vẫn an toàn. Khi cơ thể yếu, virus nhận được thông tin cảnh báo môi trường sống bị đe dọa; chúng trở nên hung dữ và tấn công mạnh để bảo vệ mình.

Theo tiến sĩ Bùi Công Hiển, Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam, đã là sinh vật thì không thể vô tri vô giác mà đều có giao tiếp. Nếu hiểu rõ quy luật của giao tiếp sinh học ở các nhóm sinh vật khác nhau, con người sẽ dễ dàng chung sống và điều khiển thế giới sinh vật, phục vụ cuộc sống của mình.

Ví dụ, trong sản xuất nông nghiệp, nếu giải đáp được vì sao cây lúa vào kỳ con gái lại hấp dẫn các loài sâu đục thân, đến khi lúa làm đòng, ngậm sữa lại thu hút các loài bọ xít dài..., chúng ta sẽ có cách phòng trừ sâu bệnh hiệu quả mà không phải sử dụng nhiều chất độc hại.

Một trong các ứng dụng của giao tiếp sinh học mà khoa học đang tiếp cận cho sản xuất nông nghiệp là nghiên cứu sản xuất bẫy côn trùng bằng pheromon. Gần đây, có thông tin cho hay một nông dân Nhật Bản khi mở nhạc cổ điển trong hầm lên men rượu thì tạo ra loại rượu có chất lượng ngon hơn bình thường.

Hay ở chính Việt Nam, một số người dân đã dùng chim hót thu vào băng để bẫy các loài chim quý.

Theo Tài Hoa Trẻ, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video