Bị động chữa cháy hay chủ động phòng cháy?

Người bên trong hoảng loạn muốn thoát thân, người bên ngoài bất lực không thể giúp. Tại sao không chuẩn bị tốt để giảm thiểu thương vong khi "bà Hỏa" có thể bất ngờ ập tới.

Chỉ mới đầu năm 2022, nhiều vụ hỏa hoạn lớn xảy ra, dẫn tới thương vong người và của. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do sự cố thiết bị điện, sơ suất trong sử dụng nguồn lửa. Để phòng chống cháy nổ hiệu quả, người dân phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra hỏa hoạn, cách xử lý và thoát hiểm trong những trường hợp này.


Một đám cháy xảy ra trong con ngõ sâu.

Những nguy cơ tiềm ẩn hỏa hoạn trong chính ngôi nhà

Do thiết bị điện

Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC & CHCN, tính đến hết quý I/2022, cả nước có 140 vụ cháy (chiếm 31,6%) do sự cố hệ thống và thiết bị điện. Chủ yếu là do quá tải điện năng gây chập cháy hệ thống điện.

Sắp tới đây, nước ta chính thức bước vào giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm. Nhu cầu điện năng tăng cao, thiết bị làm mát luôn hoạt động với công suất lớn. Do đó, sẽ có những thời điểm 1 ngày xảy ra 2-3 vụ cháy là chuyện bình thường.

Hộ gia đình kết hợp với kinh doanh

Ở Việt Nam, rất nhiều hộ gia đình tận dụng tầng 1, tầng 2 của nhà ở làm nơi kinh doanh: tiệm tạp hóa, cửa hàng nội thất, quán nhậu,… Về ngắn hạn, việc kết hợp kinh doanh với nhà ở có thể tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng cho người dân. Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn, những loại hình kinh doanh kiểu này nếu xảy ra cháy thì hậu quả vô cùng nặng nề.

Để kinh doanh, tầng thấp phải chứa nhiều đồ đạc, bàn ghế, hàng hóa…  thường rất dễ cháy. Đám cháy có nguy cơ lan nhanh đến chóng mặt.

Thiết kế của ngôi nhà

Ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay các thành phố lớn khác rất dễ bắt gặp những ngôi nhà ống cao tầng mọc san sát, hay những khu tập thể lâu năm. Những ban công, cửa sổ nhà được người dân quây khung sắt bảo vệ. Hay "đặc sản" là những con hẻm sâu hoắm, lối đi chưa đến 1 mét. Đại đa số, những ngôi nhà kiểu này thường chỉ có duy nhất lối thoát hiểm là cửa chính.


Nhà tập thể cũ tiềm ẩn nguy cơ cháy cao nhưng khó thoát hiểm

Nếu không may lửa cháy bao vây lối thoát hiểm duy nhất này, người dân sẽ lựa chọn nhảy ra ngoài hay đợi người tới cứu? Với những ngôi nhà tận cuối ngõ nhỏ, xe cứu hỏa không thể vào sâu, gây khó khăn cho việc cứu nạn. Nếu kéo được đường ống nước từ ngoài vào đến nơi thì đám cháy đã thiêu rụi gần hết. Những ngôi nhà sát vách cũng rất khó tránh khỏi ảnh hưởng bởi đám cháy.

Nhà không thể đổi, vậy phải làm sao khi tai họa ập đến?

Một số biện pháp phòng chống và cách thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ

Trang bị tốt kiến thức và kỹ năng

Trang bị tốt kiến thức về PCCC cũng như thoát hiểm hỏa hoạn sẽ giúp người dân bớt hoảng loạn khi tình huống xấu xảy ra. Tham gia các buổi tập huấn kỹ năng tại địa phương hoặc khu dân cư sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình cứu nạn. Từ đó góp phần giảm thiểu thương vong cho cả người dân và lực lượng cứu hỏa.


Diễn tập PCCC tại địa phương

Trang bị thiết bị cần thiết

Thiết bị báo cháy: Thiết bị báo cháy hoạt động liên tục trong 24 giờ. Khi có dấu hiệu như nhiệt độ tăng cao đột ngột, có khói, lửa, khí ga… thiết bị sẽ phát ra tín hiệu (chuông và đèn báo) để thông báo cho con người ngăn chặn kịp thời sự cố cháy nổ.

Bình chữa cháy: Có 3 dạng bình chữa cháy: Bình chữa cháy dạng bột, dạng bọt và dạng khí.  Khi phát hiện đám cháy ở quy mô nhỏ, người dân ngay lập tức sử dụng bình chữa cháy để dập tắt ngọn lửa. Trong một số trường hợp, khi đám cháy lớn không thể dập tắt bằng bình chữa cháy, người dân có thể sử dụng bình chữa cháy làm dụng cụ giúp mở lối thoát hiểm ra bên ngoài. Dụng cụ được đặt cố định ở những vị trí gần, dễ thấy: nhà bếp, hay cầu thang,...

Thiết bị thoát hiểm: Có 2 loại thiết bị thoát hiểm phổ biến: thang dây và bộ dây thoát hiểm tự động.

Thang dây thoát hiểm: Dụng cụ có khả năng chịu lực và chống cháy ở nhiệt cao. Khi thoát hiểm, người dùng phải chủ động leo từng bậc thang cho đến khi xuống đến mặt đất an toàn. Thời gian thoát hiểm cho mỗi lượt phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của từng người. Với những đối tượng là người già, trẻ nhỏ, người sợ độ cao,... thì việc thoát hiểm bằng thang dây là không khả thi.

Bộ dây thoát hiểm tự động: Dây cáp có khả năng chịu lực tốt, chịu nhiệt cao ở 1000 độ C. Thiết bị thường được lắp đặt cố định tại vị trí: ban công, cửa sổ, hay tầng tum, ... Do đó, người dùng không bị luống cuống để tìm nơi thoát hiểm.


Bộ dây thoát hiểm tự động dễ sử dụng hơn thang dây thoát hiểm.

Chỉ đơn giản đeo đai an toàn chắc chắn vào thân, sau đó từ từ đưa người ra bên ngoài. Người dùng không cần điều chỉnh tốc độ hay sử dụng bất kỳ kỹ năng đặc biệt nào, bộ dây thoát hiểm sẽ đưa bạn tiếp đất an toàn chỉ chưa đến 1 phút. Đặc biệt, thiết bị an toàn sử dụng cho cả người già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Sản phẩm được chứng nhận thông qua kiểm định an toàn của Cục Cảnh sát PCCC Hà Nội.

Để việc phòng cháy đạt hiệu quả cao, lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị thoát hiểm uy tín rất quan trọng. Người dân cần sáng suốt chọn mua sản phẩm chính hãng để đảm bảo chất lượng và an toàn của người dùng.

Cập nhật: 02/08/2022 Theo nhipsongkinhte
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video