Bí kíp cần phải nắm rõ khi lênh đênh giữa biển khơi

Mùa hè đến cũng là mùa du lịch nghỉ dưỡng và chắc hẳn biển là một trong những địa điểm du lịch lý tưởng để bạn cùng gia đình tránh đi cái nắng oi ả. Tuy nhiên, đại dương hành xử theo một cách rất kỳ lạ và khác thường. Điều này khiến nó trở nên cực kỳ nguy hiểm. Nếu chẳng may sảy chân ngã từ trên tàu xuống biển đêm đen kịt thì cơ may sống sót của bạn là bao nhiêu?

Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài lưu ý giúp bạn có nhiều cơ hội sống sót nếu chẳng may gặp rủi ro phải lênh đênh giữa biển khơi nhé!

Bình tĩnh

Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, hoảng loạn không giúp gì được bạn lúc này cả.

Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy mọi người đều vô cùng hoảng sợ khi lênh đênh trên biển. Tuy nhiên, việc hoảng loạn sẽ không giúp được gì cho bạn lúc này - nó có thể khiến bạn mất đi sự sáng suốt và những nhịp thở cần thiết. Do vậy, việc đầu tiên mà tất cả chúng ta cần làm là cố gắng giữ bình tĩnh.

Chọn kiểu bơi phù hợp

Nếu mặt nước lặng, tốt nhất nên bơi ngửa.

Nếu sóng vỗ bập bềnh xung quanh bạn, tốt nhất nên bơi sấp.

Trong tình huống này, dù sớm hay muộn bạn cũng phải tìm cách di chuyển trên mặt nước. Kiểu bơi bạn chọn sẽ quyết định xem bạn trụ được bao lâu trên biển. Vì vậy, hãy nhớ các quy tắc sau:

  • Nếu mặt nước lặng, tốt nhất nên bơi ngửa bởi bạn sẽ có cơ hội nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và giữ được hơi thở đều hơn.
  • Nếu sóng vỗ bập bềnh xung quanh bạn, tốt nhất nên bơi sấp. Kiểu bơi ếch sẽ phù hợp trong trường hợp này. Hít thở không khí, rồi hạ đầu vào trong nước. Nếu ít ngoi lên mặt nước để thở bạn sẽ có nhiều sức hơn.

Tìm thứ gì đó dùng để làm phao cứu sinh

Tốt nhất bạn nên cố gắng bám được vào một chiếc thuyền nhỏ hoặc một chiếc bè.

Nếu bạn đang lênh đênh ngoài biển do bị đắm tàu hoặc rơi máy bay, sẽ có rất nhiều thứ xung quanh bạn trôi nổi. Tốt nhất bạn nên cố gắng bám được vào một chiếc thuyền nhỏ hoặc một chiếc bè.

Luôn mặc quần áo

Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời cực kỳ nguy hiểm.

Đừng nên cởi quần áo ra vì chúng sẽ bảo vệ bạn khỏi ánh mặt trời.

Hãy nhớ rằng việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời cực kỳ nguy hiểm, vì thế đừng nên cởi quần áo ra vì chúng sẽ bảo vệ bạn khỏi ánh mặt trời.

Nếu trang phục bị rách hoặc vì lý do nào đó không thể che phủ cơ thể, hãy tìm vật liệu nào đó có thể giúp che chắn cơ thể bạn khỏi ánh mặt trời. Tốt nhất là tự dựng lên một cái lều để tạo bóng râm.

Quyết định bạn sẽ ăn những gì

Nếu có nguồn dự trữ thức ăn khẩn cấp, hãy chia nhỏ ra để ăn được lâu hơn.

Bạn có thể tự chế cần câu cá từ dây giày và một mẩu lon thiếc để làm móc câu.

Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có nguồn thức ăn dự trữ trên bè. Tuy nhiên, bạn cũng không thể chết đói nếu thiếu chúng.

  • Nếu có nguồn dự trữ thức ăn khẩn cấp, hãy chia nhỏ chúng ra cho từng ngày nhằm giúp bạn sống sót lâu hơn và không gặp cách vấn đề về hệ tiêu hóa.
  • Nếu không có nguồn dự trữ thức ăn khẩn cấp, bạn có thể tự chế cần câu cá từ dây giày và một mẩu lon thiếc để làm móc câu. Nếu không có những thứ trên, hãy cố nhặt lấy rong biển trôi trong nước vì có khả năng sẽ có cá nhỏ mắc kẹt trong đó.
  • Dù bạn đã có thực phẩm dự trữ rồi thì vẫn nên tìm cách câu cá vì trong cá sẽ có sẵn chất lỏng giúp bạn không bị mất nước.
  • Đừng ăn thực phẩm hỏng dù có đói bụng đến đâu đi chăng nữa.

Liên tục bổ sung nước cho cơ thể

Hãy nhớ trữ một số bình trống để hứng nước mưa.

Trong thời gian bị trôi dạt ngoài biển khơi, nước lúc nào cũng quan trọng hơn thực phẩm vì cơ thể bạn vận động rất ít nên hầu như không tiêu tốn mấy năng lượng. Mặt khác, chất lỏng lại bị tiêu thụ ngay tức thì nên hãy bổ sung thêm nước vào trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ là không nên uống nước biển đâu nhé.

  • Ngưng tụ: Bạn sẽ cần một cái hộp, hai bình chứa, vật liệu chống thấm nước (ví dụ như polyethylene) và các vật nặng. Đổ nước biển vào một bình chứa, bình chứa thứ hai cho vào hộp và đặt cạnh bên. Đậy vật liệu chống thấm nước lên cả hai bình chứa và sau đó, đặt một vật nặng lên bình chứa rỗng. Trong chốc lát bình này sẽ chứa đầy nước sạch.
  • Nước mưa: Hãy nhớ trữ một số bình trống để hứng nước mưa.

Giải cứu bản thân đúng cách

Đừng vội lao xuống nước nếu thấy thuyền xuất hiện ở đằng xa.

Nếu không biết mình đang ở đâu, đừng chèo thuyền đi đâu cả.

Dù có muốn nhanh chóng đặt chân lên đất liền như thế nào đi nữa, hãy cân nhắc những biện pháp giải cứu một cách cẩn thận và ghi nhớ những quy tắc sau:

  • Nếu không biết mình đang ở đâu, đừng chèo thuyền đi đâu cả. Hãy cứ để dòng chảy cuốn bạn đi vì có khả năng bạn sẽ được đưa vào bờ.
  • Đừng vội lao xuống nước nếu thấy thuyền xuất hiện ở đằng xa. Đừng cố bắt kịp nó, tốt nhất hãy ra hiệu bằng một mẩu kiếng hoặc lon thiếc.
  • Đừng ra hiệu bằng cách đốt lửa để không gây nguy hại đến nơi trú ẩn tạm bợ của bạn.
  • Nếu may mắn giữ được một ít pháo sáng, đừng vội bắn chúng lên không trung, hãy chờ đến khi con thuyền xuất hiện gần hơn hoặc thấy rõ hơn.
  • Nếu đang giữ fluorescein (chất huỳnh quang), hãy nhanh chóng hòa tan nó vào nước khi thấy máy bay hoặc tàu thuyền đi qua. Chất này sẽ tạo nên một đốm sáng quanh bạn, giúp dễ dàng được nhìn thấy từ trên không hoặc từ xa.

Đừng đánh mất hy vọng

Sự tuyệt vọng là kẻ thù nguy hiểm nhất.

Sự tuyệt vọng là kẻ thù nguy hiểm nhất. Đừng vội từ bỏ hy vọng được cứu sống bởi có rất nhiều câu chuyện của những người khác đã được tìm thấy sau vài tháng lênh đênh ngoài biển khơi.

Cập nhật: 31/05/2017 Theo QTM
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video