Bí mật trên sa mạc Sudan: Kim tự tháp của các vị vua Kushite

Khi nhắc tới kim tự tháp, trong ấn tượng của nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Ai Cập cổ đại, tuy nhiên đây không phải là khu vực duy nhất trên hành tinh của chúng ta tồn tại những kiến trúc đặc biệt này.

Sau sự suy tàn của Tân Vương quốc tại Ai Cập, các vị Vua của Kush đã thành lập Vương triều thứ 25 bằng cách mở rộng lãnh thổ của họ bao gồm cả Ai Cập, và cai trị như các Pharaoh da màu trong ít nhất một trăm năm.

Mặc dù thuật ngữ "kim tự tháp" thường được gắn với Ai Cập, tuy nhiên Sudan (Kush cổ đại) ngày nay đã được các nhà khảo cổ học phát hiện ra 5 địa điểm khảo cổ chưa các kiến trúc đặc biệt này ở cả hai bên sông Nile, hiện nay hầu hết được bao phủ bởi cát - có nhiều kim tự tháp hơn cả Ai Cập.

Các địa điểm: Jebel Barkal, El-Kurru, Nuri, Sanam và Zuma đại diện cho các nền văn hóa Napatan (900 - 270 TCN) và Meroitic (270 TCN - 350 SCN) của Vương quốc Kush.

Tàn tích của 20 kim tự tháp đã được tìm thấy tại Nuri, nơi được coi là nghĩa địa hoàng gia của thành phố cổ Napata, thủ đô đầu tiên của Vương quốc Kush ở Nubian. Không xa đó, tại El-Kurru giới khảo cổ học cũng phát hiện ra các kim tự tháp, lăng mộ của các Pharaoh đầu tiên và cuối cùng của Vương triều thứ 25.

Sau khi Napata sụp đổ, ngai vàng hoàng gia được chuyển đến Meroë, nơi có hơn 200 kim tự tháp. Tại Gematon cổ đại (Kawa hiện đại), 16 kim tự tháp đã được tìm thấy, cùng với tumuli mastabas.

Người Nubia cổ đại đã xây dựng nhưng kim tự tháp có hình dạng gần như tương tự với kim tự tháp Ai Cập, mặc dù kích thước nhỏ hơn, với một viên đá trên đỉnh và chỉ được sử dụng cho hoàng gia chứ không phải cho người bình thường. Tuy nhiên những kim tự tháp này là sản phẩm của vương quốc Kush cổ xưa, từng trị vì dọc bở sông Nile từ những năm 1070 trước Công nguyên, cho đến tận năm 350 sau Công nguyên.

Phải đến tận 500 năm sau khi người Kush xây dựng những chiếc kim tự tháp đầu tiên, những người Ai Cập cổ đại mới bắt đầu "bắt chước" để xây dựng những lăng mộ khổng lồ cho người đã khuất.


Đền thờ Amun. Địa điểm khảo cổ tại Jebel Barkal, Napata. Quần thể kim tự tháp Meroë được xây dựng cách đây khoảng năm 720 - 300 trước Công nguyên, với các hoa văn trang trí trên nền kim tự tháp mang đậm ảnh hưởng từ nền văn hóa Ai Cập, Hi Lạp và Rome (thuộc Ý). Trong quần thể kim tự tháp có lăng mộ của các vị vua và hoàng hậu trị vì vương quốc Meroitic trong thời gian năm 800 - 350 trước Công nguyên.

Có thể nhìn thấy mỏm đá khổng lồ của Jebel Barkal, nằm cách Khartoum hiện đại khoảng 400 km (248 dặm). Mesa - một ngọn đồi nằm biệt lập, có đỉnh bằng phẳng - che khuất thành phố cổ Napata - trung tâm tôn giáo và chính trị đầu tiên của các vị Vua của Kush đã có vào thế kỷ 15 trước Công nguyên.

Pharaoh Thutmose III đã thành lập một khu phức hợp đền thờ tại Napata, tại sông Nile, sau cuộc chinh phục Kush. Đền Amun nằm ở khúc quanh của sông Nile, được đóng khung bởi Jebel Barkal đồ sộ làm bối cảnh.

Người Nubia tin rằng núi Jebel Barkal là quê hương của thần Amun. Vua Piankhi và những người kế vị của ông đã mở rộng ngôi đền ban đầu thành một trung tâm tôn giáo lớn, thậm chí còn thêm một đại lộ dẫn xuống bến tàu hoàng gia trên sông Nile, hai bên là những đường viền bằng đá granit.


Sudan có tới 255 kim tự tháp, gần gấp đôi Ai Cập (138)
. Tương tự, Sudan cũng nổi tiếng với nhiều đền thờ trải dài từ El Kurru, Jebel Barkal tới Meroe, với số lượng, quy mô nhỉnh hơn người láng giềng ở Bắc Phi. Giống với Ai Cập, người Kushite xây kim tự tháp để chôn cất khoảng 60 vị vua (còn được gọi là các pharaoh da đen), hoàng hậu Nubia và các công dân giàu có.


Có tới 200/255 kim tự tháp được xây dựng vào thời kỳ Meroitic tại thành phố cổ Meroe, nằm giữa sa mạc Sudan. Một trong ba thủ phủ của Vương quốc Kush cổ đại từng cai trị vùng Nubia, khu vực dọc sông Nile ở Sudan và miền Nam Ai Cập, từ thế kỷ X trước Công nguyên đến thế kỷ IV sau Công nguyên, nơi đây từng là một đô thị trù phú và thịnh vượng. Vì thế, quần thể kim tự tháp ở đây được gọi chung là Meroe.


Giờ đây, chỉ sau 4 giờ lái xe từ thủ đô Khartoum, du khách đã có thể chiêm ngưỡng thành phố cổ được coi là viên ngọc văn hóa của Sudan, Di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận từ năm 2011.


Nền văn minh của Meroë chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn minh Ai Cập
, đó là lý do giải thích cho việc có rất nhiều điểm tương đồng trong cách xây dựng những kim tự tháp này, nhất là trong việc chúng được dùng làm lăng mộ cho hoàng tộc. Những kim tự tháp ở Sudan được xây dựng với cấu trúc và các lớp được tính toán tỉ mỉ nhưng theo thời gian chúng đã trở nên lỏng lẻo, nhanh chóng hư hại. Lý do là vì phần lõi bên trong được xây dựng có phần cẩu thả, loại đá được dùng khá nhỏ và không ăn khớp với nhau. Tuy được dùng cho việc mai táng người trong hoàng tộc nhưng tính đến nay, chưa từng có bất kỳ kho báu hay xác ướp nào từng được tìm thấy trong các kim tự tháp này.

Cập nhật: 27/10/2022 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video