Bị "vòng kim cô" siết chặt, thiên hà chứa Trái đất quay chậm lại

Các nhà khoa học Anh phát hiện ra rằng thiên hà chứa Trái đất đã quay chậm hơn đến 24% so với khi nó bắt đầu hình thành, do một bóng ma gây ra.

Nghiên cứu phối hợp giữa Đại học Oxford và University College London (UCL, thuộc Đại học London) khẳng định chính "vầng hào quang vật chất tố" vây chặt lấy thiên hà chứa Trái đất Milky Way đã kìm hãm tốc độ quay.


Thiên hà chứa Trái đất Milky Way - (Ảnh: Pablo Carlos Budassi).

Theo Sci-News, các mô hình thiên hà cho thấy tốc độ quay của thanh thiên hà Milky Way vẫn đang chậm lại dần. So với khi mới hình thành, tốc độ hiện tại chậm hơn đến 24%. Thanh thiên hà là một trục vô hình của thiên hà, được định vị bởi "dòng Hercules" – một nhóm sao khổng lồ bị giữ lại bởi lực hấp dẫn của thanh thiên hà. Thanh thiên hà quay càng chậm, các ngôi sao này càng chạy ra xa khu vực trung tâm để giữ cho chu kỳ quỹ đạo của chúng khớp với chu kỳ quay của thiên hà.

Dấu vết hóa học của những ngôi sao này cho thấy chúng đã di chuyển rất nhiều, bởi đó là dạng sao giàu kim loại vốn phải hình thành ở nơi sâu hơn về phía lõi thiên hà. Nơi chúng đang trú ngụ chỉ đủ hình thành loại sao với mật độ kim loại bằng 1/10. Từ đó, các tác giả đã tính toán ra sự quay chậm lại của thiên hà.

Vậy thứ gì đủ sức mạnh để kìm hãm vận động Milky Way, một thiên hà to lớn, mạnh mẽ, thuộc dạng thiên hà "quái vật" trong vũ trụ? Theo tiến sĩ Ralph Schoenrich từ Phòng thí nghiệm Khoa học không gian Mullard tại UCL, đó phải là vật chất tối.

Từ lâu, giới thiên văn đã cho rằng Milky Way rộng hơn chúng ta tưởng tượng, vì ngoài đĩa ánh sáng nhìn thấy được, còn một "vầng hào quang vật chất tối" to lớn hơn nhiều bọc xung quanh, không thể quan sát bằng các phương tiện thiên văn hiện đại.

Nhưng nghiên cứu vừa công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society này đã mở ra một "cửa sổ nhìn vào vật chất tối: rõ ràng nó đang tồn tại như một chiếc vòng kim cô, siết lấy chiếc đĩa ánh sáng đầy sao và hành tinh của thiên hà chứa Trái đất".

Cập nhật: 18/06/2021 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video