Biến bộ đồ vũ trụ thành vệ tinh

Một thử nghiệm độc đáo chuẩn bị được tiến hành trong quỹ đạo Trái đất: biến các bộ đồ vũ trụ cũ kỹ thành vệ tinh hữu ích

Bộ đồ Orlon cũ kỹ do Nga chế tạo đã được biến thành vệ tinh SuitSat (Ảnh: VNN)

Vào ngày 3/2/2006, hai phi hành gia sẽ đi bộ ra ngoài Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) để tiến hành công việc bảo dưỡng định kỳ cũng như thu hồi một số khay thí nghiệm ở bên ngoài.

Tuy nhiên, sau đó, nhà du hành Pavel Vinogradov và Jeffrey Williams sẽ đẩy một bộ đồ vũ trụ méo mó và trống rỗng vào không gian.

Thực ra, bộ đồ Orlon này đã được biến đổi để hoạt động giống như một vệ tinh radio thô sơ và được đặt tên lại là SuitSat. Frank Bauer thuộc Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA cho biết: ''Một số nhà khoa học người Nga thuộc chương trình ISS đã có ý tưởng này: biến các bộ đồ vũ trụ cũ kỹ thành vệ tinh hữu ích''.

Được biết bộ đồ do Nga chế tạo và đã quá cũ nên không còn được sử dụng trên ISS. Giờ thì nó sẽ cung cấp thêm một số thông tin hữu ích trước khi từ biệt cõi đời...

SuitSat được trang bị máy phát tín hiệu radio và bộ kiểm soát điện tử. Ngoài ra, còn có một anten được gắn ở bên ngoài. Khi bay vòng quanh Trái đất với tốc độ hàng nghìn kilomet mỗi giờ, SuitSat sẽ truyền thông tin về tình trạng của nó tới mặt đất.

Qua đó, các nhà khoa học có thể biết được bộ đồ có nóng quá không, ắc quy hoạt động được bao lâu, lực cản thay đổi như thế nào... SuitSat cũng sẽ dần dần rơi xuống Trái đất và tan rã trong khí quyển trong vòng vài tuần tiếp theo. Có thể theo dõi đường bay của nó bằng radar.

SuitSat còn phát đi một đoạn băng ghi âm để chào mừng những người dưới Trái đất. Tín hiệu radio này sẽ được phát trong khoảng 30 giây, trên sóng FM 145.990 MHz, mỗi phút một lần. Nội dung của thông điệp: ''Đây là SuitSat-1, RS0RS'', tiếp theo là những lời chào mừng bằng tiếng Anh, Pháp, Nhật Bản, Nga, Đức và Tây BanNha.

Ngoài ra, SuitSat còn truyền đi một hình ảnh TV tĩnh nhưng NASA vẫn chưa tiết lộ nội dung hình ảnh.

Dự án này chủ yếu nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng tới chương trình vũ trụ con người của NASA. Tuy vậy, nó có thể cung cấp một số thông tin hữu ích. Chẳng hạn biết được lực cản thay đổi như thế nào có thể giúp NASA tìm ra cách cứu một phi hành gia bị trôi giạt ra xa khỏi ISS trong lúc đi bộ ra ngoài.

Minh Sơn (Theo NewScientist)

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video