Biển Đen có đen?

Biển Đen thật sự không đen. Bức hình vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) cho thấy những mảng màu rực rỡ đan xen giữa màu lục lam, ngọc lam và xanh lam. Những hình hoa văn xoáy trên mặt nước này là do các mảng vi sinh vật phù du gọi là coccolithophore gây ra.


Biển Chết chụp từ vệ tinh

Theo trang tin New Scientist, loài vi sinh vật đơn bào này hút carbon từ không khí, kết hợp chúng với calcium và ô-xy để hình thành những màng nhỏ calcium carbonate gọi là coccolith. Khi chết, chúng chìm dần xuống đáy đại dương và cuối cùng bị các sinh vật biển khác ăn và bài tiết.

Theo cách này, các coccolithophore sẽ đóng vai trò “ống bơm sinh học” của đại dương. Đây cũng là một phần của chu kỳ carbon chuyển carbon từ không khí xuống nhiều độ sâu của đại dương. Các vi sinh vật biển như coccolithophore có thể tăng tốc quá trình này, làm giảm hàm lượng CO2 trong khí quyển khi chúng vôi hóa và chìm vào lớp trầm tích.

Tuy nhiên, hàm lượng CO2 trong không khí tăng có thể gây phiền phức cho “ống bơm” này. Khi có thêm CO2 đi vào biển, nó làm tăng tính a-xít của nước biển. Điều kiện nước thay đổi này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và hóa vôi của coccolithophore.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video