Biến hồ thành chậu

Hồ Thiền Quang, Thành Công, Giảng Võ vừa hoàn thành việc cải tạo. Ngay lập tức, người dân Hà Nội đã phải bịt mũi, các nhà khoa học khẳng định đã có dấu hiệu xuất hiện tảo độc.

Thực tế, việc cải thiện chất lượng nước của các hồ ở Hà Nội mấy năm gần đây chủ yếu dùng biện pháp xây dựng chứ chưa có các giải pháp mang tính khoa học. Công việc thực hiện trong những lần cải tạo thường là nâng cấp, xây lại hệ thống thoát nước tách riêng nước mưa với nước thải để nước thải không đổ vào hồ, nạo vét bùn đất lòng hồ... Những việc làm trên đã làm cảnh quan quanh hồ khang trang hơn nhưng về chất lượng nước hồ thì lại chưa được cải thiện là mấy mà có phần “đi xuống”.

Cải tạo hồ Thiền Quang (Ảnh: C.V.K)

Theo ông Bùi Tâm Trung, Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường thủ đô: “Cải tạo, nạo vét theo kiểu “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, cho lu lèn chặt cả đáy hồ là biến hồ thành cái chậu nước!”. Điều này đã được chính các nhà khoa học cảnh báo về sự xuất hiện của tảo độc tại ba hồ vừa được cải tạo tại Hà Nội và có những số liệu cụ thể để minh chứng. Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện hiện tượng gia tăng số lượng tảo độc sau khi nạo vét hồ như hồ Hoàn Kiếm, hồ Ba Mẫu... Hễ cứ nạo vét hồ là hiện tượng này lại xuất hiện. Kèm theo sự xuất hiện của tảo độc là sự ô nhiễm mùi. Mùi hôi bốc lên từ mặt các hồ vừa cải tạo càng trở nên nặng hơn trong những ngày nắng nóng, oi bức.

Nguyên nhân của hiện tượng trên, theo GS-TS Đặng Đình Kim, phó viện trưởng Viện Công nghệ môi trường (Viện Khoa học và công nghệ VN), do tảo độc có chứa 50-60%, thậm chí trên 70% protein. Sau khi chết đi, các loại tảo tích tụ tại đáy hồ ngày càng dày thêm, vừa làm giảm thể tích hồ vừa kéo theo sự tiêu thụ oxy hòa tan trong nước làm biến mất các loài thủy sinh và giải phóng các chất khí có hại và xông mùi hôi thối. Bên cạnh đó, nước thải tại các cống liên tục đổ vào hồ khiến sự cộng hưởng mùi càng trở nên khó tả.

Một nguyên nhân nữa là sau khi cải tạo, hồ đã bị mất lớp bùn - một sinh cảnh ổn định - nên gây ra tình trạng xáo trộn của hệ sinh thái, nhất là thực vật nổi và các loại tảo. Chính vì vậy, theo các nhà khoa học, việc nạo vét ba hồ vừa qua thực chất chỉ là dọn rác, bùn từ đáy hồ chứ không thể làm sạch nước.

Cứ đến mùa nóng, mùi của các hồ vừa cải tạo ở Hà Nội lại càng thêm đậm đặc. Các hồ khác như Đắc Di, Ba Mẫu cá chết hàng loạt, dân kêu trời. Theo GS Kim, điều này phù hợp với mùa nở rộ của các loại tảo. Nguy hiểm hơn, các loại tảo này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người nếu có tiếp xúc trực tiếp với nước.

Theo ghi nhận của các nhà khoa học Viện Công nghệ môi trường, loài tảo mới phát sinh sau khi hồ được nạo vét có tên khoa học là Oscillatoria, M. aeruginusa - một loài tảo rất độc. Những loài tảo độc này có khả năng lây lan từ hồ này sang hồ kia với sự trợ giúp vô thức của con người.

HOÀNG LÊ - CẦM VĂN KÌNH

Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video