Biến nước thành chất đốt

Một nhà nghiên cứu bệnh ung thư tình cờ phát hiện cách đốt cháy nước muối. Một mẹo khéo léo nhưng liệu có thực sự hữu ích?

Mùa đông năm ngoái khi nhà sáng chế John Kanzius đang cố thực hiện một kì công nghe chừng như không tưởng - chế tạo máy chữa ung thư bằng sóng radio – tình cờ thiết bị của ông lại mang đến một thành công khác: ông đã làm cho nước muối bắt lửa. Kể từ khi đoạn phim ngắn về khám phá kì lạ của ông xuất hiện, cộng đồng blog, những người lập dị và cả các tiến sĩ đều đang sục sôi trong một cuộc tranh cãi gay gắt. Liệu nước có thể cháy? Nếu có thì lợi ích là gì?

Ngọn Đuốc Nước: Một ống nghiệm chứa nước muối sinh ra ngọn lửa 4000oF. (Ảnh: Courtesy ISM)

Một số người miên man với những tiềm năng của sáng chế này trong việc tách muối cũng như nguồn năng lượng rẻ. Suy cho cùng, nước biển cũng bao phủ phần lớn bề mặt trái đất. Khai thác nguồn nhiệt năng này có thể cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động. Những người còn hoài nghi lại cho rằng thiết bị sóng radio của Kanzius thực chất không sản sinh ra nhiều năng lượng đến thế, đó chỉ là một trò “trá hình” trong những điều kiện nhất định mà thôi.

Kanzius hiện để ngoài tai những lời bàn tán. Một số chủ cửa hàng tivi và radio đã nghỉ hưu cũng nói câu chuyện về nước muối này khá thú vị, nhưng cái Kanzius thực sự cần là một cuộc đột phá trong điều trị ung thư. Được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu năm 2002, năm sau ông bắt tay chế tạo thiết bị sóng âm thanh ngay sau khi căn bệnh tái phát. Niềm đam mê cả đời với radio đã tiếp thêm cảm hứng cho ông. Ông biểt rằng ăng-ten của máy radio có thể làm cho kính mắt kim loại của người quan sát nóng lên. Nếu ông có thể ghép phần tử kim loại công nghệ nano vào tế bào ung thư rồi tiêu huỷ chúng bằng sóng âm thanh thì có lẽ ông có thể chữa được căn bệnh ung thư mà vẫn duy trì các mô khỏe mạnh.

Điều kì lạ đó tình cờ xảy ra khi một trợ lý liên tiếp đưa ống nghiệm chứa đầy nước muối cùng với sóng radio. Các ống tác động với sóng radio và chợt loé sáng. Tò mò, Kanzius đã quẹt một que diêm, “nước cháy giống như đốt bằng khí prôban”, ông nhớ lại.

Ai cũng nói thật đơn giản. Có điện cực ẩn trong nước”, Rustum Roy – nhà nghiên cứu vật chất tại đại học Penn State cho biết. Ông đã đến thăm Erie, Pennsylvania và nhà phát minh tại phòng thí nghiệm của ông vào tháng 8 sau khi xem đoạn phim trên Google Video. Một cuộc thử nghiệm đã khiến ông tin. “Đây đúng là một khám phá khoa học theo truyền thống”, ông nói. Roy nghĩ rằng natri clorua trong nước có thể đã làm yếu liên kết giữa nguyên tử ôxi và hiđrô rồi được giải phóng nhờ sóng radio. Ông giải thích rằng chính các phân tử khí này bị đốt cháy chứ không phải nước. Thí nghiệm cho thấy phản ứng ngừng khi sóng radio không còn nữa. Roy dự định tiến hành thêm nhiều thí nghiệm để tìm hiểu tường tận về bí ẩn này.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư MD Anderson tại Houston và Đại Học Trung Tâm Y Tế Pittsburgh đã có những tiến triển trong việc áp dụng công nghệ của Kanzius chống lại bệnh ung thư ở động vật. Họ đã xuất bản khám phá của mình trong tờ Cancer tháng trước.

Làm thế nào để biến nước muối thành khí đốt? Nhà phát minh John Kanzius đã đốt cháy nước muối để sản xuất năng lượng. Dưới đây là các bước:

1. Một máy phát sóng radio với tần số 14 mega hec.

2. Sóng radio sẽ hoà tan muối ăn và nước.

3. Điều xảy ra kế tiếp vẫn còn là bí ẩn, tuy nhiên một giả thuyết cho rằng natri clorua có thể làm yếu liên kết giữa nguyên tử ôxi và hyđrô trong nước. Sóng âm thanh phá vỡ liên kết và giải phóng phân tử khí hyđrô dễ cháy.

4. Diêm đốt cháy hyđrô, phát sinh ngọn lửa.

5. Nhiệt sinh ra có thể cung cấp năng lượng cho một động cơ đơn giản.

Tra Mi (Theo Physorg)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video