Bò cũng gây ra hiệu ứng nhà kính

Các nhà khoa học đã tìm ra được một phương pháp quan trọng để đo và không chế sự phát thải khí metan, gây hiệu ứng nhà kính sinh ra do bò và những loài vật nhai lại khác.

Science Daily dẫn lời các nhà nghiên cứu đại học Bristol và Trung tâm nghiên cứu gia súc và bãi chăn thả Teagasc ở Ireland cho biết họ đã tìm thấy mối liên quan giữa lượng khí metan và chất archaeol (di-O-phytanylglycerol) có trong phân của một số động vật có quá trình lên men trong ruột như bò, cừu và nai.


Phân thải của một số động vật nhai lại phát thải một lượng lớn khí metan gây hiệu ứng nhà kính.

Hợp chất có thể dùng làm chất đánh dấu sinh học (biomarker) để ước tính lượng metan do gia súc và các động vật hoang dã sinh ra, cho phép các nhà khoa học đánh giá chính xác hơn khả năng làm tăng lượng khí nhà kính do loài nhai lại gây ra.

Đồng tác giả Fiona Gill, thực tập sau tiến sĩ tại Đại học Bristol cho biết: “Cách tính khí metan do tác động của động vật, nhất là loài nhai lại hiện nay có những hạn chế. Nếu chúng ta có thể tìm ra được một biomarker đơn giản để đo lượng khí metan sinh ra từ phân gia súc thì dùng nó cùng với các thông tin về chế độ ăn uống và số lượng gia súc trong đàn để ước tính tổng số khí metan chúng thải ra toàn cầu”.

Bò, cừu và các động vật nhai lại khác được cho là chịu trách nhiệm cho khoảng 1 phần 5 tổng lượng khí mentan toàn cầu nhưng thật khó để chứng minh định lượng. Người ta thường đo khí metan bằng cách dùng buống hô hấp, song cũng phức tạp và không thích hợp với động vật ăn cỏ.

Archaeol là một nhóm sinh vật cổ (archae) sống cộng sinh trong ruột của các loài nhai lại, sản sinh ra metan như một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hoá và thoát vào bầu khí quyển khi con vật trung tiện.

Nhà nghiên cứu chính, tiến sĩ Lan Bull, Khoa hoá Đại học Bristol nói: “Chúng tôi bước đầu phát hiện archaeol trong phân của một số động vật có quá trình lên men trong ruột như lạc đà, bò, hươu cao cổ, cừu và lạc đà không bướu. Sau đó chúng tôi đã mở rộng nghiên cứu để đánh giá số lượng của hợp chất này trong phân bò với những chế độ ăn khác nhau. Hai nhóm bò được cho ăn với những chế độ khác nhau và sau đó đo lượng khí metan sinh ra và hàm lượng archaeol trong phân".

"Nhóm bò gặm cỏ trên bãi chăn thả phát sinh ra nhiều khí metan hơn và nhiều chất archaeol hơn so với nhóm chỉ ăn cỏ khô ủ chua có thêm các chất phụ gia đậm đặc. Điều này khẳng định rằng chế độ ăn uống của gia súc là một cách quan trọng để khống chế lượng phát thải khí metan”.

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video