Bộ lạc sống kiểu “ăn lông ở lỗ” ở Indonesia

Rợn người tục cắt tay khi người nhà mất ở bộ tộc Dani

Bộ lạc sống kiểu "ăn lông ở lỗ" ở Indonesia vừa được một nhiếp ảnh gia người Italy Roberto Pazzi ghi lại trong chuyến đi thực tế của mình.


Bộ lạc sống kiểu "ăn lông ở lỗ" ở Indonesia là người thuộc bộ tộc Dani.


Bộ tộc Dani được phát hiện vào năm 1938 sau khi một phi công trên chuyến bay thám hiểm tìm kiếm dấu hiệu của nền văn minh ở Baliem Valley.


Hiện, bộ tộc này còn khoảng 300 người, sống trong các túp lều nhỏ rải rác khắp Baliem Valley. Thậm chí, một số bộ lạc chỉ còn 3 đến 4 thành viên.


"Những người Dani thường rất nhút nhát, tuy nhiên họ cũng khá tò mò", nhiếp ảnh gia Roberto Pazzi cho biết.


"Thật hấp dẫn khi nghĩ rằng những người Dani vẫn còn sống khá nguyên thủy, trong khi chúng tôi có internet, xe hơi và các trung tâm mua sắm", Roberto Pazzi nói.


"Khi đến ngôi làng của họ lần đầu tiên, tôi ngạc nhiên với cách giao tiếp của họ: Họ thường đan tay với bạn và giữ chặt vai bạn", Roberto Pazzi cho hay.


Phụ nữ Dani thường trét đầy bùn đất lên người khi để tang người thân. Còn phụ nữ chưa lập gia đình mặc váy truyền thống bằng cỏ khô. Phụ nữ đã kết hôn thì mặc váy được bện bằng sợi cây cỏ.


"Mặc dù phụ nữ thì rất dè dặt, song trẻ em thì hoàn toàn ngược lại - chúng tràn đầy năng lượng và mong muốn tìm hiểu thế giới phương Tây", Roberto Pazzi cho biết.


Cây thuốc lá mọc suốt dọc con đường dẫn đến ngôi làng ở miền nam Kurima, Baliem Valley. Những công cụ kim loại như dao là rất hiếm và du nhập gần đây từ phương Tây.


Bộ tộc này có một nghi lễ tang lễ đặc biệt và đầy đau đớn: tục cắt cụt ngón tay của phụ nữ để bày tỏ lòng thương tiếc khi người nhà qua đời. (Ảnh:orissapost).


Theo truyền thống, phụ nữ Dani sẽ chặt một hoặc nhiều ngón tay, tùy thuộc vào mức độ thân thiết với người đã khuất, như một hình thức hiến tế để xua đuổi tà ma và giúp linh hồn người chết sang thế giới bên kia. (Ảnh:Fab Magazine).


Nghi lễ này được thực hiện bởi một nữ trưởng lão, với dụng cụ sắc nhọn như đá hoặc dao, và sau đó vết thương được đốt để cầm máu. (Ảnh:Zoom News).


Mặc dù tục lệ này ít phổ biến hơn do ảnh hưởng của hiện đại hóa và các nỗ lực ngăn cản từ chính phủ Indonesia, nhưng nó vẫn tồn tại trong một số cộng đồng Dani như một phần quan trọng của di sản văn.(Ảnh:All That's Interesting).

Cập nhật: 14/08/2024 Theo Kiến Thức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video