Bổ sung DHA, ARA thế nào là đủ?

Hai loại axit béo này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và duy trì "sức mạnh" của trí não. DHA, ARA từ nguồn thực phẩm thiên nhiên hay nhân tạo đều phát huy hiệu quả ngang nhau, vấn đề quan trọng là tỷ lệ và hàm lượng.

Các nghiên cứu đã chứng minh, axit béo DHA và ARA làm tăng chỉ số trí tuệ của trẻ em và làm chậm sự lão hóa của trí não người trưởng thành. Chúng chiếm khoảng 1/4 trọng lượng khô của não. Vì vậy, nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là sữa bột, được bổ sung chất này và các tiền chất của chúng (omega 3, omega 6). Tuy nhiên, theo ông Garry Wainscott, chuyên gia dinh dưỡng, Giám đốc Công ty Dinh dưỡng Teknolink, Australia, nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh, chỉ một phần rất nhỏ các tiền chất chuyển hóa thành DHA và ARA, còn phần lớn được cơ thể dùng vào việc bổ sung năng lượng và tạo thành những chất có lợi cho hệ miễn dịch. Vì vậy, nên bổ sung trực tiếp DHA và ARA vào thực phẩm.

"Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn có bổ sung DHA và ARA làm tăng mức tích lũy của 2 chất này trong hồng cầu và sự phát triển thị lực của trẻ nhũ nhi. Điều này chứng tỏ DHA và ARA giúp phát triển trí não" - ông Wainscott giải thích- "Lúc này, trẻ chưa biết nói để diễn đạt suy nghĩ nên sự phát triển trí não của chúng được đánh giá qua thị lực, vì các tế bào võng mạc và tế bào não có cùng một nguồn gốc trong thời kỳ bào thai". Theo một nghiên cứu tiến hành trên trẻ bú mẹ, những trẻ có thị lực cao nhất và khả năng nhận biết ngôn ngữ tốt nhất chính là con của các bà mẹ có lượng DHA và ARA dồi dào trong sữa.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện rất nhiều thực phẩm, nhất là sữa bột, có bổ sung DHA và ARA. Tuy nhiên, để chúng phát huy hiệu quả, cần bổ sung theo một tỷ lệ và hàm lượng tối ưu, theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Nông lương Thế giới (WHO và FAO). Theo đó, tỷ lệ DHA/ARA chuẩn là 1/2. WHO và FAO cho rằng, đây là tỷ lệ gần giống với sữa mẹ nhất. Khảo sát hàm lượng 2 axít béo nói trên trong sữa của phụ nữ thuộc nhiều châu lục, các nhà khoa học nhận thấy, dù điều kiện vật chất và tập quán ăn uống khác nhau nhưng tỷ lệ DHA/ARA trong sữa mẹ hầu như luôn là 1/2.

Cũng theo WHO và FAO, hàm lượng tối ưu đối với sự phát triển của trẻ là DHA 17 mg/100 Kcal và ARA 34 mg/Kacl, tương đương với 76 mg DHA và 152 mg ARA trong 100 g sữa bột. Theo tiến sĩ Dũng, hầu hết các loại sữa bột trên thị trường Việt Nam không đạt được tiêu chuẩn này. Nhiều hãng sữa duy trì hàm lượng DHA và ARA chuẩn trong các sản phẩm lưu hành trên thị trường Âu, Mỹ nhưng lại bớt đi khi bán sản phẩm sang các nước nghèo, trong đó có Việt Nam.

Ông Dũng cũng cho biết, thời điểm bổ sung DHA, ARA quan trọng nhất là năm đầu sau sinh. Đây là lúc não bộ phát triển với tốc độ cao nhất. Khi mới sinh, trọng lượng não chỉ bằng 25% so với khi trưởng thành. Nhưng chỉ sau 6 tháng, con số này đã lên đến 50% và 12 tháng là 70%. Với tốc độ tăng trưởng này, não cần rất nhiều dưỡng chất, nhất là các axit béo hỗ trợ trí thông minh kể trên. Bổ sung chúng lúc này là thích hợp nhất.

Dĩ nhiên, sau thời điểm vàng đó, DHA và ARA vẫn rất cần cho sự phát triển và duy trì trí não con người”- ông Wainscott nói – “Ngoài thời điểm, tỷ lệ và hàm lượng, cần lưu ý cả về thời lượng sử dụng nữa. Các nghiên cứu cho thấy, để tạo được sự khác biệt so với những trẻ không hoặc ít được bổ sung DHA, ARA, cần sử dụng 2 chất này ở mức chuẩn trong ít nhất 12 tháng; điều này đặc biệt rõ với trẻ 1 tuổi”.

Với những trẻ đã có được nguồn DHA-ARA dồi dào trong sữa mẹ, ông Wainscott cho rằng sẽ không vô ích nếu được bổ sung thêm hai chất này từ dầu cá hay các sản phẩm khác. Tuy nhiên, tốt nhất là bổ sung gián tiếp, nghĩa là người mẹ ăn những thực phẩm đó và truyền DHA, ARA qua sữa cho con.

Hải Hà

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video