Bổ sung nguyên tố mới cho bảng tuần hoàn

Các nhà khoa học tuyên bố đã phát hiện một nguyên tố siêu nặng mới, mang tên 118, mặc dù nó chỉ tồn tại trong phần triệu giây sau nhiều tháng thí nghiệm.

Nguyên tố 118
(Ảnh: apsidium.com)

Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California, Mỹ, và Viện nghiên cứu hạt nhân của Nga ở Dubna phỏng đoán rằng nguyên tố mới là một khí quý nằm dưới nguyên tố radon trong bảng tuần hoàn.

Trong những cuộc thí nghiệm mới nhất, nhóm đã tấn công nguyên tố califoni với 1019 ion canxi để tạo ra 2 nguyên tử của nguyên tố 118. Những nguyên tử này, hay ununoctium, chỉ tồn tại trong 0,9 triệu giây. Tiếp đến, nguyên tố này dần phân rã thành nguyên tố 116, rồi 114.

Cuối cùng, nguyên tố 118 đã trở thành nguyên tố mới thứ 5 được các nhà khoa học tìm thấy cho tới nay (113, 114, 115, 116 và giờ là 118).

Năm 2002, các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley ở California cũng tuyên bố rằng tìm thấy nguyên tố 118, nhưng sau này đã bị chứng minh là gian lận.

"Mọi thứ chúng tôi làm đều được kiểm tra kỹ lưỡng. Chúng tôi làm mọi cách để đảm bảo không có sai lầm trong xử lý dữ liệu và tránh gây ra một vụ gian lận quốc tế", Ken Moody, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Livermore, cho biết.

M.T.

Theo Reuters, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video