Bọt cầm máu nội thương

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát triển một loại bọt phun - có tên polyurethane polymer - có thể được tiêm vào ổ bụng của người bị nội thương để giúp ngăn chặn chảy máu bên trong.

Khi một người bị thường, việc xử lý cầm máu và chuyển họ đến các cơ sở điều trị tiên tiến trong vòng 60 phút đầu tiên của chấn thương thường tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Trong thời gian "giờ vàng" này, chảy máu nội bộ, đặc biệt là trong ổ bụng - đe dọa tính mạng bởi vì rất khó để ngăn chặn mất máu. Vết thương bên trong không thể được ép như vết thương bên ngoài, cũng không có thể cầm máu bằng miếng ga-rô hay gạc đòi hỏi bác sĩ phải tiếp cận với vết thương để xử lý chúng.


Bọt polyurethane polymer sẽ bung ra đến 30 lần so với khối lượng ban đầu

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Cơ quan Dự án nghiên cứu phòng vệ (DARPA) hy vọng bọt mới của họ có thể giúp những người bị thương qua khỏi nguy kịch cho đến khi họ được chuyển đến các cơ sở điều trị.

Bọt polyurethane polymer có thể được tiêm bởi các bác sĩ tại hiện trường dưới dạng hai chất lỏng: polyol và isocyanate. Khi hai chất này hòa vào nhau, chúng sẽ bung ra đến 30 lần so với khối lượng ban đầu, sau đó lấp đầy khoang bụng và bao phủ bề mặt các tế bào bị thương và các cơ quan nội tạng. Cuối cùng, bọt đó cứng lại, cung cấp khả năng chống mất máu trong ổ bụng. Trong quá trình thử nghiệm, loại bỏ các bọt này chỉ mất chưa đầy một phút sau ca phẫu thuật. Chỉ một số lượng rất ít bọt vẫn còn trong khoang bụng và số lượng mô bị dính bọt không đáng kể. Các thử nghiệm trên con người chưa được tiến hành. Tuy nhiên, thử nghiệm trên lợn cho thấy bọt cầm máu này tăng tỉ lệ sống sót cho tổn thương gan sau ba giờ từ tám đến 72% và giảm mất máu sáu lần.

Bọt polyurethane polymer được được thử nghiệm ở giai đoạn II với hy vọng trong tương lai, Cục Quản Lý Thực Phẩm & Dược Phẩm Hoa Kỳ chấp thuận loại bọt này.

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video