Cá chết gây độc cho người ăn như thế nào?

Khi cá chết, thịt chúng bị phân hủy và tạo ra độc tố, người ăn vào sẽ bị ngộ độc, đầy hơi, tiêu chảy.


Cá chết nổi trên mặt nước Hồ Tây. (Ảnh: Thúy Quỳnh).

Hai ngày nay, Hồ Tây (Hà Nội) có hiện tượng cá chết nổi trắng mặt nước, dạt vào từng đám ven bờ. Các chuyên gia ý tế khuyến cáo người dân không nhặt hoặc vớt cá chết để làm thức ăn.

Theo tiến sĩ Đàm Sao Mai, Viện trưởng Công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, khi cá chết, hệ miễn dịch bị suy yếu và vi khuẩn tự do sinh sôi phát triển. Quá trình cá bị phân hủy tạo thành các axit hữu cơ gây mùi hôi và làm biến đổi màu sắc, thành phần đạm histidin. Chất đạm này chuyển hóa tạo thành axit amin độc có tên là histamin. Khi vi khuẩn sinh sôi nhiều, lượng histamin cũng tăng theo và tích lũy trong thịt hải sản. Histamin rất nguy hiểm vì chịu được nhiệt, vẫn có thể gây ngộ độc dù đã được nấu chín.

Bác sĩ Trần Văn Ký, chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam, cũng cho biết cá đã chết lâu ngày thì thịt của chúng bị phân hủy và sinh ra các độc tố. Người ăn phải loại cá ngày có thể bị ngộ độc cấp tính như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy… Về lâu dài hóa chất từ cá chết tạo thành sẽ ngấm trong cơ thể gây các bệnh mạn tính phá hủy gan, thận, phổi, hệ thần kinh.

Cập nhật: 10/07/2018 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video