Cá mập phát sáng

Loài cá mập nhỏ xíu sống trong hai đại dương sử dụng ánh sáng phát ra từ bụng để lẩn tránh kẻ thù.

>>> Cá mập lạ lộ diện ở Thái Bình Dương


Cá mập lùn có chiều dài thân tối đa là 22cm. (Ảnh: Discovery)

Một số nhà khoa học từng nghi rằng loài cá mập lùn  sở hữu những cơ quan phát sáng trong bụng. Nhưng giả thuyết đó chưa bao giờ được kiểm chứng. "Chẳng ai biết những cơ quan đó thực sự phát ra ánh sáng hay không", Julien Claes, một nhà nghiên cứu của Đại học Louvain tại Thụy Sĩ, cho biết.

Discovery cho biết, các nhà khoa học của Đại học Dong Hwa trên đảo Đài Loan bắt một số cá mập lùn Squaliolus aliae để kiểm tra khả năng phát sáng của chúng. Họ cho vài mẩu da của chúng tiếp xúc với những hóa chất có khả năng kích thích hiện tượng phát sáng. Kết quả cho thấy các mẫu da phát sáng sau khi tiếp xúc với một hóa chất có tên melatonin. Song khi nhóm nghiên cứu cho prolactin, một loại hormone, vào những mẫu da thì ánh sáng mờ dần.

Nhóm nghiên cứu cho rằng cá mập lùn chỉ dùng ánh sáng để ngụy trang, chứ không để giao tiếp như nhiều loài động vật phát sáng khác.

Cá mập lùn - có chiều dài tối đa 22cm - sống ngay dưới bề mặt của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Do cá mập lùn sống ngay dưới bề mặt đại dương nên những kẻ thù của chúng sống ở tầng nước sâu hơn. Khi ánh sáng phát ra từ bụng cá mập lùn, kẻ thù sẽ không thể thấy chúng.

Tham khảo: Discovery

Theo VNE, Discovery
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video