Cần giúp phòng AIDS cho người tiêm chích

Các chuyên gia kêu gọi các nước ở châu Á và Đông Âu, đặc biệt Nga và Trung Quốc cần đưa người tiêm chích vào chương trình phòng chống HIV AIDS.

Chỉ có một số nhỏ người nhiễm HIV qua tiêm chích được điều trị (Ảnh: BBC)

Phát biểu tại Hội nghị AIDS lần thứ 16 ở Toronto, bà Kasia Malinowska-Sempruch của Viện nghiên cứu xã hội dân sự, OSI, kêu gọi các chính phủ giúp người tiêm chích tự bảo vệ mình.

"Các chính phủ nói người tiêm chích phải có trách nhiệm nhưng không giúp đỡ khi người ta tìm tới."

Bà Kasia được các hãng thông tấn trích thuật đã lên án cái bà nói vô cùng bất công là có những người nhiễm HIV bị coi đáng để cho chết.

Các chuyên gia nói có hàng triệu người tại các nước này không được tiếp cận các chương trình phòng chống HIV như kim sạch, thay heroin bằng methadone, khiến dịch tiếp tục lây lan.

Nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Malaysia và Indonesia, người tiêm chích chiếm tỉ lệ cao nhất trong số nhiễm HIV.

Tại các nơi đó, kể cả ở Việt Nam, các chuyên gia viện OSI nói cách duy nhất để người tiêm chích được điều trị HIV là phải vô các trung tâm cai nghiện hà khắc.

Chủ tịch Hội đồng AIDS của Malaysia, Adeeba Kamarulzaman cho biết chỉ có 12% trong số nhận được thuốc cầm chân virút là người tiêm chích trong khi họ chiếm tới 75% ca nhiễm HIV trên cả nước.

Thống kê của 46 quốc gia công bố tại Hội nghị AIDS cho thấy tính đến cuối năm 2004, chỉ có 36.000 người đã từng hay đang tiêm chích được điều trị bằng thuốc cầm chân virút.

Tình trạng mất cân đối này càng rõ ở Nga, nơi UNAIDS ước đoán cũng phải có 940.000 người đã nhiễm HIV.

Alexanda Volgina từng tiêm chích nay làm tư vấn ở St Petersburg kể với AFP rằng bà phải che mặt nơi công cộng khi biết mình bị nhiễm HIV.

"Bạn bè tôi đến phòng khám thì được trả lời vì không làm gì cho xã hội nên không được điều trị. Xa cứu thương không chở người tiêm chích, và nếu vô được bệnh viện thì không có ai đủ kinh nghiệm về chuyện tiêm chích để chăm sóc cho chúng tôi."

Peter Piot, giám đốc cơ quan UNAIDS nói, "Ngoại trừ châu Phi còn ở các nơi khác, gần 1/3 người nhiễm HIV vì sử dụng kim không sạch, nhưng ở nhiều nước họ không được điều trị gì hết."

Các chuyên gia tại Hội nghị AIDS ở Toronto nhấn mạnh đến vai trò thúc đẩy của bác sĩ vì họ là những người hơn ai hết có thể giúp xóa tan được những thành kiến với người tiêm chích.

Theo BBC
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video