Các loài côn trùng "ăn hại" thích đi ăn bám

Tìm hiểu một số loài côn trùng không biết bay có hình dáng xấu xí, có tập tính đi ăn bám các loài côn trùng khác.

Bạn có biết, trên thế giới có tới hơn 250.000 loài côn trùng trong họ Diptera (côn trùng 2 cánh) và đa phần chúng đều biết bay. Tuy nhiên, do một số đặc điểm địa lý và để phù hợp với sinh trưởng, khả năng bay lượn của chúng biến mất, tạo nên những loài côn trùng rất kỳ lạ và hiếm gặp.

Cùng điểm danh một số loài côn trùng không biết bay kì lạ có tập tính nguy hiểm - thích đi "ăn bám", ăn nhờ ở đậu các loài côn trùng khác

1. Rận ong

Rận ong là loài côn trùng sống ký sinh trên loài ong mật. Chúng có kích thước rất nhỏ, chưa tới 1,5mm, màu nâu đỏ. Trong quá trình phát triển từ giai đoạn là trứng cho tới lúc trưởng thành của loài rận ong kéo dài trong khoảng 20 ngày.


Rận ong có tên khoa học là Braula coeca Nitzsch

Ở trên mỗi cá thể ong có chưa đến 180 "kẻ ăn nhờ ở đậu" này. Mỗi khi rận ong đói, chúng bò lên đầu của ong mật và phát ra tín hiệu yêu cầu được chia sẻ thức ăn. Lúc này, ong sẽ san sẻ mật cho rận ong. Nhưng trên thực tế, lượng mật mà chú ong đó tiết ra hầu như lãng phí bởi kích thước siêu tí hon của rận ong không thể hấp thụ hết lượng dinh dưỡng này.

Theo như nghiên cứu, loài rận ong hầu như không gây ảnh hưởng xấu tới các loài ong chúng ký sinh. Tuy nhiên, với tốc độ sinh trưởng như hiện nay, các nhà khoa học lo ngại chúng sẽ làm rút ngắn tuổi thọ và khả năng sinh trưởng của loài ong mật.

2. Bọ giả dạng ấu trùng kiến

Loài bọ này có tên khoa học là Vestigipoda longiseta và được tìm thấy ở Đông Nam Á. Chúng có hình dạng, kích thước và thậm chí có mùi giống hệt một ấu trùng kiến thông thường.


Loài bọ giả vờ làm ấu trùng kiến...

Loài bọ này sinh trưởng và phát triển bằng cách thâm nhập vào ổ kiến, giả vờ làm ấu trùng để được cho ăn, nuôi nấng và bảo vệ bởi những chú kiến thợ.


... và hiện nguyên hình

Những chú kiến thợ thì không hay biết mình đang bị “lừa” bởi loài ký sinh trùng xảo quyệt này. Sau khi làm việc quần quật cả ngày để nuôi nấng “kẻ ở nhờ”, những chú kiến thợ không hay biết khi đang nghỉ ngơi, kẻ lạ mặt kia sẽ bò ra khỏi kén để đi… giao phối với chú kiến khác rồi lẩn mất.

3. Mối “trá hình”

Đúng như tên của loài mối đặc biệt này, chúng sẽ vẫn chỉ là 1 loài côn trùng bình thường sống trong tổ mối cho đến khi cặp thời cơ thích hợp, chúng sẽ “biến hình” để trà trộn vào tổ mối.

Thời cơ đó chính là khi con mối đực trong tổ chết đi, loài côn trùng này sẽ nhanh chóng lột bỏ lớp cánh của mình, bụng của chúng sẽ sưng to lên để cho giống với loài mối và tiết ra một chất hóa học đánh lừa những con mối khác. Từ đó, chúng sẽ dần thích nghi với cộng đồng mối trong thân phận là một con mối đực thực thụ.

Theo Tri Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video