Các nhà khoa học bắt được tín hiệu lạ từ trung tâm Dải Ngân hà

Các nhà khoa học tìm thấy sóng vô tuyến kỳ lạ, không giống với bất cứ thứ gì từng phát hiện trước đây, có nguồn gốc từ trung tâm dải Ngân hà.

Theo tạp chí Skyatnight, nhóm nghiên cứu bắt được tín hiệu kỳ lạ khi sử dụng Australian Square Kilometre Array Pathfinder (ASKAP), một kính thiên văn vô tuyến đặt tại Đài quan sát Murchison (Australia).

Ziteng Wang, nghiên cứu sinh tại Đại học Sydney, cho biết tín hiệu được ghi nhận từ đầu năm 2020, thông qua ASKAP. Ông và nhóm nhà thiên văn học thực hiện kế hoạch tìm kiếm các nguồn sóng vô tuyến thường xuyên bật, tắt hoặc thay đổi theo độ sáng.


Kính thiên văn ASKAP tại Đài quan sát Murchison đã phát hiện ra tín hiệu lạ từ trung tâm dải Ngân hà. (Ảnh: CSIRO).

Khi khám phá về phía trung tâm dải Ngân hà, họ phát hiện tín hiệu mới và đặt tên là ASKAP J173608.2-321635.

Khía cạnh kỳ lạ nhất của nguồn phát sóng vô tuyến này là tính phân cực cao. Mắt chúng ta không thể phân biệt giữa ánh sáng phân cực tròn và ánh sáng không phân cực, nhưng ASKAP có khả năng lọc, tương tự như kính râm phân cực.

“Những loại nguồn phát sóng này rất hiếm, thường mỗi lần quan sát, trong số hàng nghìn nguồn, chúng tôi chỉ tìm thấy 10 nguồn bị phân cực”, Wang cho biết.

Ngoài ra, ASKAP J173608.2-321635 còn đặc biệt vì nguồn phát sóng bật, tắt bất thường. Nó có thể lóe lên rồi tắt dần trong một ngày, nhưng sự thay đổi đôi khi kéo dài vài tuần.

Về nguồn gốc, các nhà khoa học chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Ban đầu, nhóm của Wang nghĩ rằng nó phát ra từ một ngôi sao vì cùng có đặc điểm thường xuyên bật, tắt và tín hiệu bị phân cực.

Tuy nhiên, nguồn phát mới này khác biệt lớn với các ngôi sao, không có bất cứ tín hiệu gì ở sóng hồng ngoại và nó quá sáng so với bình thường. Nhóm nghiên cứu cũng nghĩ đến khả năng sóng radio xuất phát từ một ngôi sao xung hoặc sao cháy nhưng chưa có bằng chứng đáng tin cậy nào.

Wang và các đồng sự đã sử dụng thêm các phương pháp khác nhằm truy vết nguồn phát của ASKAP J173608.2-321635, bao gồm kính thiên văn vô tuyến Parkes để tìm xung ngắn, xác định xem nó có phải là một sao xung hay không.

Họ tìm hiểu về tín hiệu này ở bước sóng tia X thông qua Đài quan sát Neil Gehrels và Chandra. Song song đó, nhóm nghiên cứu sử dụng kính thiên văn Gemini để truy tìm sóng hồng ngoại. Tuy nhiên, tất cả đều không phát hiện gì thêm.

ASKAP J173608.2-321635 có một số điểm tương đồng với GCRT - các sóng vô tuyến biến đổi được phát hiện gần trung tâm dải Ngân hà, nguồn gốc của chúng vẫn còn là một bí ẩn. GCRT xuất hiện không theo chu kỳ, phân cực cao và không đi kèm tia X hoặc quang học.

Nhưng xét về thời gian hoạt động thì tín hiệu vừa tìm thấy không giống với các GCRT từng được ghi nhận trước đây, do đó, chưa thể kết luận điều gì.

Các nhà khoa học sẽ tiếp tục theo dõi sóng vô tuyến của ASKAP J173608.2-321635 trong thời gian dài hơn nhằm xác định chi tiết đặc điểm quang phổ. Tuy nhiên, họ vẫn chưa biết khi nào thì nó xuất hiện trở lại.

Nếu quan sát được nhiều hơn, các nhà khoa học có thể tìm hiểu được cách hoạt động của tín hiệu, chu kỳ lóe sáng cũng như nguồn gốc của nó.

Cập nhật: 13/01/2022 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video