Các nhà khoa học cuối cùng đã tìm ra điều gì làm cho coronavirus trở nên nguy hiểm

Khi một mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể con người, nó sẽ kích hoạt các điểm báo động cục bộ để báo hiệu cho hệ thống miễn dịch hành động và tiêu diệt các thực thể chưa nhận biết. Điều này đúng cho dù đó là virus, vi khuẩn hoặc các loại vi sinh vật khác. Điều tương tự cũng xảy ra với coronavirus mới. Một số phản ứng miễn dịch ở một số người tốt và hiệu quả hơn những người khác, và đó là lý do tại sao một số người trải qua các phiên bản nhẹ hơn của bệnh và một số thì không có triệu chứng nào cả.

Nhưng cũng có các hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng chậm hơn, do đó virus sẽ nhân lên dễ dàng bên trong phổi và gây ra tất cả các biến chứng đe dọa tới tính mạng. Sau đó, luôn có phản ứng vượt mức từ hệ thống miễn dịch gây hại nhiều hơn lợi, và cũng có thể dẫn đến tử vong. Các bác sĩ vẫn đang cố gắng tìm hiểu tại sao tất cả những điều này xảy ra và làm thế nào để có thể chống lại chúng.

Và mới đây, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas tại thành phố San Antonio đã tìm ra những gì có thể được coi là một yếu tố quan trọng trong hành vi của SARS-CoV-2. Hóa ra, virus này có cách ngụy trang một lần trong tế bào để tránh bị phát hiện. Điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra, nhưng nó có thể giải thích tại sao virus mới này lại trở nên nguy hiểm và tại sao một số bệnh nhân lại gặp khó khăn hơn trong việc loại bỏ nó.


Virus này có cách ngụy trang một lần trong tế bào để tránh bị phát hiện.

Các nhà nghiên cứu đã công bố công trình của họ trên tạp chí Nature, giải thích kỹ thuật ngụy trang cho phép virus thoát khỏi các phản ứng phòng vệ ngay lập tức.

Cụ thể, họ đã xác định được một loại enzyme có tên nsp16 mà virus tạo ra và sau đó sử dụng để sửa đổi mũ RNA của nó. Khi virus liên kết với các tế bào, nó sử dụng RNA của mình để hướng dẫn các tế bào đó tạo ra hàng ngàn bản sao virus. Các tế bào bị phá hủy trong quá trình này và các bản sao mới có thể lây nhiễm các tế bào khác. Hệ thống miễn dịch sẽ chặn một số trong số chúng và cũng sẽ phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh. Trận chiến diễn ra ở cấp độ tế bào và đây là một quá trình quan trọng ảnh hưởng đến sự phục hồi của bệnh nhân.

"Đây là một sự ngụy trang", tác giả chính của báo cáo, tiến sĩ Yogesh Gupta nói về cơ chế này. "Vì các sửa đổi đã đánh lừa tế bào, kết quả về RNA thông tin của virus lại được coi là một phần của mã riêng của tế bào, chứ không phải đến từ bên ngoài".

Phát hiện này có thể có ý nghĩa đối với sự phát triển thuốc kháng virus trong tương lai. Các loại thuốc mới có thể dựa vào đó để nhắm mục tiêu enzyme nsp16 và ngăn nó thực hiện bất kỳ thay đổi nào. Do đó, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra virus nhanh hơn và bắt đầu chiến đấu với nó sớm hơn. Và những loại thuốc này có thể tăng tốc độ phục hồi của bệnh nhân.

Một nghiên cứu hồi giữa tháng 5 đã xem xét cách coronavirus mới ngăn chặn hoạt động của interferon (một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch ở hầu hết các động vật nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai) khi lây nhiễm các tế bào. Quá trình này cho phép coronavirus tiếp tục sao chép không bị cản trở bởi phản ứng miễn dịch tại chỗ nhanh chóng. Gần hai tháng sau, một nhóm các nhà nghiên cứu khác cho biết một phương pháp điều trị bằng coronavirus liên quan đến máy phun sương có thể đưa khí dung chứa beta interferon trực tiếp vào phổi của bệnh nhân nhiễm Covid-19. Đây được coi là một bước đột phá quan trọng, có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong việc kiểm soát đại dịch.

Cập nhật: 29/07/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video