Các nhà khoa học đã phát hiện mùi hương thực sự của cái chết

Theo các chuyên gia, mùi hương của cái chết có vị ngọt, rất nồng - mùi dễ nhận biết và thực sự khó quên.

Phát hiện mùi hương thực sự của cái chết

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra mùi hương chính xác của cái chết. Theo đó, mùi của cái chết vô cùng đặc biệt - mùi ngọt đậm và khá nồng - mùi rất dễ nhận biết và khó quên.

Các chuyên gia cho rằng, mùi của cái chết bao gồm hơn 400 hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Các hợp chất này được sản xuất bởi chuỗi hoạt động của vi khuẩn khi chúng phá vỡ mô trong cơ thể thành chất khí và muối.

Theo chuyên gia, mùi vị này cũng thay đổi theo quần thể vi khuẩn ở bên trong - ngoài cơ thể cũng như sự tương tác giữa chúng với khí hậu môi trường sống cùng mức độ thấp gene di truyền, chế độ ăn uống của người quá cố.

Các hợp chất phát ra từ cơ thể có thể khác nhau nhưng hợp chất cốt lõi với nồng độ mùi sẽ thay đổi một cách nhất quán. Phân tích thành phần của mùi phát ra bởi cơ thể có thể giúp các nhà điều tra pháp y ước lượng thời điểm chính xác nạn nhân từ biệt cuộc sống.

Các nhà hóa học thường phân tích thành phần chính xác của mùi phát ra từ thi thể bằng cách sử dụng kỹ thuật sắc ký khí - cho phép tách hợp chất trong hỗn hợp và xác định nồng độ riêng của từng loại.

Theo đó, hai thành phần mà luôn có trong mùi của tử thi là cadaverine và putrescine - phân tử mùi hôi có hầu hết ở các loài động vật. Được phát hiện vào năm 1885 bởi bác sĩ người Đức tên là Ludwig Brieger, chúng là những phân tử nhỏ được hình thành bởi axit amin lysine và methionine.

Vài năm trước đây, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện được phân tử Necrophagic - hương vị ưa thích của côn trùng bởi chúng có mùi thịt thối rữa. Từ đây, các chuyên gia có thể xác định hợp chất cốt lõi khác liên quan đến tử thi.

Một số nhà nghiên cứu cũng đang tiến hành phát triển "mũi điện tử" và hệ thống cảm biến khí có khả năng phát hiện nhiều hợp chất trong mùi của cái chết. Thiết bị như vậy có thể được sử dụng để xác định vị trí của các cơ quan người chết trong thảm họa tự nhiên: như nạn nhân bị chôn vùi trong trận động đất...

Theo một vài chuyên gia, thiết bị nhạy cảm với mùi phân rã cơ thể có thể giúp tính toán thời lượng lưu giữ cá, thịt đông lạnh hoặc giúp báo cho người bán hàng sản phẩm hư hỏng trước khi đem ra bán.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video