Các nhà khoa học phát hiện từ trường mạnh nhất vũ trụ

Các nhà nghiên cứu tính toán từ trường do một ngôi sao neutron phát ra có thể lên tới một tỷ Tesla theo quan sát từ kính viễn vọng không gian tia X.

Nghiên cứu tín hiệu tia X cực mạnh phát ra từ một ngôi sao neutron, nhóm nghiên cứu đến từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Đại học Tübingen, Đức, tính toán từ trường của nó mạnh gấp hàng chục triệu lần so với bất kỳ từ trường nào từng được tạo ra trong phòng thí nghiệm trên Trái đất.


Mô phỏng sao xung trong vũ trụ. (Ảnh: NASA).

Mang tên GRO J1008-57, ngôi sao neutron này thuộc phân nhóm đặc biệt gọi là sao xung phát tia X bồi tụ. Là một sao xung, nó phát ra những chùm bức xạ điện từ cực mạnh, truyền tới Trái đất định kỳ giống như đèn hải đăng. Vật chất thường xuyên rơi trên bề mặt của nó, tạo ra sự bùng phát tia X có thể phát hiện bằng kính viễn vọng.

Các nhà nghiên cứu dựa vào sự kiện bùng phát hồi tháng 8/2017 để tính toán sức mạnh từ trường của ngôi sao. Họ quan sát GRO J1008-57 bằng kính viễn vọng không gian Hard X-ray Modulation (Insight-HXMT). Nhóm nghiên cứu nhận thấy tín hiệu đặc biệt gọi là cộng hưởng cyclotron (CRSF), xuất hiện khi photon tia X phân tán từ electron plasma ở bề mặt.

Tín hiệu CRSF này có năng lượng 90 keV. Từ đó, các nhà nghiên cứu tính toán từ trường của ngôi sao xung lên tới một tỷ Tesla. So với nó, từ trường mạnh nhất từng được tạo ra trong phòng thí nghiệm chỉ ở mức 1.200 Tesla. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.

Cập nhật: 15/09/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video