Các nhà khoa học viết lại lịch sử tiến hóa của loài bò sát

Một phân tích toàn diện mối quan hệ di truyền giữa loài rắn, thằn lằn và các loài bò sát khác đã cho ra đời một sơ đồ phả hệ mới của loài động vật này, một nhóm các nhà nghiên cứu cho biết.

Những phát hiện này đang được hy vọng được dùng để viết lại lịch sử tiến hóa của loài bò sát, và trả lời cho câu hỏi: một số loài rắn tiết nọc độc khi nào và như thế nào?

Sự tiến hóa của hệ thống nọc độc từng được cho là nằm bên dưới tác động của bức xạ ở các loài rắn tiến hóa. Ngược lại, hệ thống nọc độc của thằn lằn được cho là chỉ giới hạn ở 2 loài và tiến hóa độc lập so với loài rắn.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học Úc, Thụy Sĩ và Mỹ cho biết tổ tiên chung của rắn và thằn lằn đã sở hữu hệ thống nọc độc, và khi loài rắn bắt đầu tiến hóa cách đây 100 triệu năm, gen nọc độc của chúng đã có 100 triệu năm tuổi.

Các nhà khoa học đã so sánh 9 gen ở 19 loài rắn và thằn lằn. Họ phát hiện rắn có mối quan hệ gần gũi với một nhóm của loài thằn lằn bao gồm con giông màu, thằn lằn Indonesia, rồng có râu và thằn lằn khổng lồ Gila. Chỉ có 1 trong số này có nọc độc. Các bà con xa của thằn lằn như tắc kè và thằn lằn bóng chân ngắn không có gen nọc độc.

Chúng tôi từng nghĩ rằng nọc độc là do quá trình tiến hóa gần đây, nhưng nghiên cứu này cho thấy sự tiến hóa này đã diễn ra từ rất sớm trong lịch sử loài bò sát, khoảng 200 triệu năm trước, khi khủng long chỉ mới bắt đầu phát triển”, Blair Hedges, một giáo sư tại Trường ĐH bang Pennsylvania thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu đã chọn lọc và phân tích các dữ liệu gen lớn nhất thu thập từ loài bò sát có vảy. Kết quả sơ đồ phả hệ đã phát hiện một số mối quan hệ gây ngạc nhiên cho giới khoa học.

Kết quả nghiên cứu này đem lại cái nhìn mới về sự tiến hóa của hệ nọc độc ở loài bò sát có vảy và mở đường cho các nghiên cứu y sinh và dược phẩm dùng trong các protein nọc độc mà cho đến nay chưa được khám phá”, các nhà khoa học cho biết.

Nghiên cứu cũng có thể giúp các nhà khoa học tìm ra các hóa thạch của nhiều loài hơn do nó cung cấp nhiều thông tin hơn về thời kỳ hình thành địa chất mà các hóa thạch này có thể được tìm thấy.

T.VY (Xinhua)

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video