Các vùng hồ Siberia, nguồn khí thải methane khổng lồ

Các vùng hồ ở Siberia thải ra nhiều khí methane trong không khí hơn so với người ta tưởng.

Theo các nhà nghiên cứu Mỹ trên tạp chí Nature, hiện tượng này sẽ gia tăng, tạo thành một vòng luẩn quẩn: nhiệt độ tăng làm phát triển các vùng hồ Siberia, phóng thích nhiều khí methane hơn, làm tăng hiện tượng khí hậu nóng dần.

Bọt khí methane bị kẹt trong một hồ đóng băng ở Siberia (Ảnh: yubanet.com)
Methane là một chất khí gây hiệu nhà kính mạnh. Sinh ra từ sự hủy hoại chất hữu cơ, chất khí này bị kẹt trong lớp đất đóng băng vĩnh cửu Siberia từ kỷ Pleistocene.

Tiến sĩ Katey Walter và các cộng sự thuộc trường Đại học Alaska đã nghiên cứu sự hình thành của các bọt khí methane trên bề mặt các hồ ở miền Bắc Siberia thuộc khu vực Cherskii. Vào mùa đông, họ đã đi trên hai vùng hồ đóng băng nhằm thống kê các bọt khí methane bị kẹt dưới băng. Ở một số nơi, hiện tượng sôi đã làm tan bề mặt. Vào mùa hè, các nhà nghiên cứu đã đặt những bẫy methane dưới hồ để đo lượng khí thải. Họ đã đi qua khoảng 10 vùng hồ khác nhằm kiểm tra xem hai hai vùng hồ trên có phải là trường hợp ngoại lệ.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng các vùng hồ ở miền Bắc Siberia thải ra 3,8 triệu tấn methane mỗi năm, cao hơn 10 đến 63% so với ước tính trước đây. Bề mặt các vùng hồ đã trải rộng thêm 14,5% từ năm 1974 đến năm 2000 ở miền Bắc Siberia, làm tăng 58% lượng khí thải methane ở khu vực này.

V.N

Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video