Cách ăn uống tốt cho người bệnh dạ dày

Người bị đau dạ dày không được ăn uống tùy tiện nếu không bệnh sẽ nặng hơn khiến dạ dày bị đau. Bạn có thể hoàn toàn loại bỏ các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này bằng cách tuân thủ các quy tắc cơ bản trong khâu ăn uống. Vậy đau dạ dày nên ăn gì và ăn như thế nào?

Những năm gần đây do tiến bộ trong y khoa bệnh đã được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn cũng quyết định kết quả điều trị và giúp bệnh không bị tái phát.

Gánh nặng của niêm mạc dạ dày: Bắt đầu từ một đợt đau cấp tính, có thể do nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori) hoặc ngộ độc thức ăn và các thuốc kháng viêm được coi là các yếu tố quan trọng làm việc tăng lực tấn công lên hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, niêm mạc dạ dày có thể bị trợt, sung huyết thậm chí xuất hiện ổ loét. Tùy vị trí viêm hoặc loét khác nhau mà có các tên gọi viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, bờ cong nhỏ, hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, viêm tá tràng...

Nếu không chữa trị kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu là bệnh nhân bị viêm loét mạn tính. Người bệnh phải chung sống với cảm giác đau khi công việc căng thẳng, lo lắng buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc không được nghỉ ngơi. Hơn nữa, thói quen của người bệnh là uống kháng sinh, khi thấy đỡ lại dừng, nhưng triệu chứng giảm không có nghĩa là dạ dày hoàn toàn bình phục. Trong khi đó ngày nào cũng phải tiếp xúc với từng ấy thức ăn, chất kích thích, thậm chí đồ nhiễm khuẩn, niêm mạc dạ dày có thể lại kích ứng tái phát viêm bất cứ lúc nào. Điều đó giải thích tại sao bệnh hay tái phát.

Quy tắc ăn uống trong bệnh dạ dày

Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữa trị bệnh của các bác sĩ. Vậy rốt cuộc nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?

  • Ăn uống điều độ: Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.

Người bệnh dạ dày cần tránh ăn các thực phẩm ngâm muối

  • Ăn ít thực phẩm ngâm muối: Trong các thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô... chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn.
  • Đúng giờ, đủ lượng: Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
  • Ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Ăn ít thực phẩm chiên rán: Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

Người đau dạ dày không nên ăn nhiều đồ chiên rán.

  • Hạn chế đồ sống, lạnh: Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
  • Tránh các chất kích thích: Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu... để bảo vệ dạ dày.
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.
  • Uống nước đúng cách: Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.

  • Cuối cùng là chú ý giữ ấm vùng bụng: Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.

Những thực phẩm hàng đầu cho người đau dạ dày

1. Chuối

Chuối là thực phẩm hàng đầu thân thiết với dạ dày, chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.

Ngoài ra, thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơhòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

2. Táo

Giống như chuối, táo là nguồn dồi dào chứa pectin có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.

Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.

3. Đu đủ

Đu đủ cũng là một loại quả thân thiện với dạ dày. Ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh.

4. Gừng

Gừng như một phương thuốc đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng miếng gừng tươi hoặc kẹo gừng hay thêm gừng trong các tách trà nóng cũng đem lại hiệu quả tương tự.

5. Cơm trắng

Nếu dạ dày của bạn có vấn đề, các thực phẩm giàu chất xơ như gạo, bánh mì nướng, hoặc khoai tây luộc sẽ giúp cải thiện tình hình. Các thực phẩm này còn giúp giảm bớt hiện tượng tiêu chảy vì chúng hấp thụ chất lỏng trong dạ dày và tiêu thụ lượng chất xơ cần thiết đào thải ra ngoài.

6. Thực phẩm thô

Ăn nhiều thực phẩm thô là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt...

Ngoài ra, thực phẩm thô cónhiều chất chống ôxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

7. Sữa chua

Trong sữa chua có thành phần giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.

Ngoài ra, rau thì là có chứa anethole, giúp kích thích hệ bài tiết đẩy mạnh tiêu hóa. Thì là cũng chứa nhiều a xít aspartic, có tác dụng như một chất chống đầy hơi. Bạc hà được sử dụng như liệu pháp điều trị cho chứng khó tiêu, ợ chua, đau bụng và đầy hơi. Bạc hà cũng có thể kích thích cảm giác ngon miệng và chữa chứng buồn nôn cũng như nhức đầu.

8. Gừng

Gừng điều chỉnh tín hiệu hệ thống thần kinh trong dạ dày và tăng tốc độ tiêu hóa dạ dày, do đó làm giảm buồn nôn và nôn.

Người bị đau dạ dày dùng gừng thường xuyên tốt trong việc chữa các triệu chứng do bệnh dạ dày gây ra. Nhưng đừng quá lạm dụng và tuyệt đối tránh dùng gừng khi đói.

9. Hoa cúc

Hoa cúc là một loại thảo dược có hoa nhỏ màu trắng, một phương thuốc dùng nhiều trong Đông y cho vấn đề dạ dày khó chịu.

Hoa cúc được sử dụng cho các vấn đề về đường ruột, bao gồm khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Bạn có thể sử dụng hàng ngày dưới dạng một loại trà uống cũng rất tốt cho sức khỏe.

10. Cam thảo

Đây là một phương thuốc phổ biến cho chứng khó tiêu và cũng có thể ngăn ngừa loét dạ dày đau đớn.

DGL trong rễ cam thảo được ưa chuộng vì nó không chứa glycyrrhizin, một hóa chất tự nhiên trong cam thảo có thể gây mất cân bằng chất lỏng, huyết áp cao và nồng độ kali thấp khi tiêu thụ với số lượng lớn.

Trong thời gian điều trị bằng nước cam thảo, người bị đau dạ dày không nên ăn các loại cá biển. Phụ nữ đang mang thai, cho con bú tốt nhất không nên dùng cam thảo.

11. Trà xanh

Chất catechin trong trà, hợp chất chống oxy hóa có thể giúp chống viêm dạ dày. Bên cạnh đó, catechin có tác dụng điều chỉnh sự gia tăng tỷ lệ chủng vi khuẩn do sử dụng kháng sinh.

Bệnh nhân đau dạ dày cũng như các bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa cần lưu ý không được uống nước trà quá đặc, tránh uống khi đói bụng gây hiện tượng cồn ruột, đau bụng.

12. Khoai tây

Khoai tây, giống như chuối, giúp bù đắp sự suy giảm kali và làm dịu bụng của bạn, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi và khó tiêu. Nó còn chứa chất cellulose giúp làm giảm cơn đau dạ dày và giảm tiết lượng acid.

Người đau dạ dày nên ăn khoai tây đã được nấu nhừ, khi ăn nên nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính acid trong dạ dày.

13. Cải xanh

Cải xanh là loại rau họ cải có chứa isothiocyanate sulforaphane, một hợp chất có thể tiêu diệt vi khuẩn H. pylori gây tổn thương dạ dày.

Cải xanh tốt cho hệ tiêu hóa vì có lượng chất xơ dồi dào. Bạn có thể ăn theo nhu cầu nhưng nên rửa sạch và nấu kỹ.

14. Tỏi

Trong danh sách các loại thực phẩm kháng khuẩn, thực phẩm giúp tiêu hóa tốt không thể thiếu tỏi. Giống như bông cải xanh và các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác, nó giúp tránh nhiễm trùng vi khuẩn H. pylori.

Người đau dạ dày không nên ăn tỏi quá nhiều. Tỏi có chứa fructan – hợp chất gây ra nhiều vấn đề cho đường ruột và dạ dày, không ăn quá 1.5g mỗi ngày có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, cồn cào trở nên trầm trọng.

15. Khoai lang

Khoai lang có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu khi bị đầy hơi hoặc đối phó với chuột rút vì chúng chứa cả kali và magiê. Khoai lang có chỉ số đường thấp (GI) và với sự kết hợp của magiê và kali, thực phẩm này có thể giúp làm dịu dạ dày do thần kinh căng thẳng.

Bạn không nên ăn khoai lang thay cơm. Vì ăn quá nhiều khoai lang trong bữa ăn chính sẽ khiến cho dạ dày của bạn bị co thắt, bị khó tiêu, nghẹn ứ ở cổ, có thể tiêu chảy.

16. Đậu bắp

Đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E, và các dưỡng chất khác, đặc biệt nhất chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, và hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.

17. Nghệ và mật ong

Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

18. Thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie

Những thực phẩm này có nhiều trong ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm, cần được tăng cường trong khẩu phần để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh lý dạ dày- tá tràng.

Đau dạ dày không nên ăn những thực phẩm dưới đây

Dạ dày của bạn sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm, thậm chí vài ngày sau khi cảm thấy đã dịu xuống. Có một vài loại thực phẩm bạn muốn tránh trong thời gian này:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên và béo. Chất béo thực sự có thể trì hoãn việc làm rỗng dạ dày, khiến bạn khó tiêu. Thêm vào đó, thực phẩm chiên và béo có ít chất xơ, vì vậy chúng khó tiêu hóa.
  • Thực phẩm cay. Điều mà bạn chắc chắn muốn tránh nếu bị nôn mửa hoặc tiêu chảy là đồ cay nóng.
  • Rau sống. Khi đang bị hoặc vừa dứt cơn đau dạ dày bạn nên tránh rau sống bởi nguy cơ vi khuẩn có thể làm tình trạng kia quay trở lại.
  • Thực phẩm có tính axit. Chẳng hạn như cà chua, trái cây và nước ngọt (soda). Những thực phẩm này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Thực phẩm và đồ uống với caffeine. Chẳng hạn như sôcôla, một số loại trà, nước ngọt và cà phê sẽ khiến kích thích dạ dày của bạn hơn.
Cập nhật: 24/02/2020 Tổng hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video