Cách chữa cảm đơn giản mà hiệu quả

Khi bị cảm nhẹ, bạn không nhất thiết phải dùng thuốc Tây. Một số cách chữa đơn giản của Đông y sẽ giúp bạn khỏe hơn mà không có tác dụng phụ.

Các vị thuốc chữa cảm mạo dễ kiếm:

Tía tô:

Tía tô (ảnh: VNE)

Có tác dụng hạ sốt cầm nôn, kích thích tiêu hóa, an thai.

Trần bì (vỏ quýt): Hóa đờm, mạnh dạ dày, giúp ra mồ hôi.

Gừng: Tán hàn, giải cảm, long đờm, trừ phong tà, rét lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, trị ho, nôn mửa, kích thích tiêu hóa.

Hương phụ (củ gấu): Thông kinh, giảm đau.

Bạc hà: Hạ sốt, làm ra mồ hôi, tán phong nhiệt, sát khuẩn. Dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi do lạnh, ho do lạnh.

Lá tre (trúc diệp): Thanh nhiệt, hạ sốt, an thần.

Kinh giới: Giải cảm, trừ phong, thanh nhiệt, thông huyết mạch, trị cảm cúm, cảm sốt, trị bệnh sởi.

Hoắc hương: Trị nôn mửa, kích thích tiêu hóa, thông bộ máy hô hấp. Chữa cảm cúm, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi.

Cảm hàn (phong hàn)

Triệu chứng: Sốt, sợ lạnh, sợ gió, toàn thân đau mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, lưỡi có một lớp rêu màu trắng mỏng.

Tía tô (cả lá và cành), hương phụ mỗi vị 12 g; trần bì, gừng, cam thảo nam mỗi vị 6 g. Đổ 400 ml nước, sắc còn 200 ml, uống lúc còn nóng cho ra mồ hôi. Uống 1-3 thang. Nếu có đầy bụng, buồn nôn, cho thêm: hoắc hương, hậu phác mỗi vị 12 g. Trẻ em uống 2/3 - 1/3 liều của người lớn, tùy tuổi.

Cảm nhiệt (phong nhiệt)

Triệu chứng: Sốt nóng, sợ gió, đầu nặng, ra mồ hôi, ho, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng. Khám thấy họng đỏ.

Bạc hà 8 g; kim ngân hoa, cam thảo nam, kinh giới mỗi vị 12 g; lá tre 20 g. Đổ 400 ml nước, sắc lấy 200 ml để nguội rồi uống.

Xông giải cảm (dùng cho hai thể cảm hàn và cảm nhiệt)

Lá bưởi dùng để xông giải cảm (Ảnh: SK&ĐS)
Lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre mỗi thứ một nắm bằng nhau, cho vào nồi đậy vung thật kỹ, đun sôi vài phút, rồi xông. Khi xông, chùm trăn kín và từ từ mở vung để hơi nóng bốc lên từ từ tránh bỏng. Khi bệnh nhân ra mồ hôi và cảm thấy dễ chịu thì ngừng xông, không được kéo dài; sau khi xông nên ăn cháo hành cho chút muối. Nếu có cháo thịt, trứng thì càng tốt.

Chú ý: Xông ở nơi kín gió, không xông với thể cảm sốt ra mồ hôi nhiều, trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, người già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang có kinh, người bệnh mất máu, mất nước nặng.

Đánh gió chữa cảm (cả cảm hàn và cảm nhiệt)

Phương pháp đánh gió có tác dụng tốt với các bệnh ngoại cảm chưa tổn thương tạng phủ. Về nguyên liệu dùng để đánh gió, có thể lựa chọn: Trứng luộc (lòng trắng) + bấm bạc; gừng tươi (củ) + tóc rối + rượu 40- 60 độ; lá trầu không + dầu tây (dầu hỏa).

Bệnh nhân có thể nằm hay ngồi, người đánh gió đứng bên cạnh hay phía sau người bệnh. Gừng tươi 50 g giã nhỏ sau đó lấy mớ tóc rối quấn xung quanh gừng, ngoài cùng bọc bằng vải mỏng hoặc khăn mùi xoa rồi nhúng vào chén rượu, sau đó chà xát hai bên cột sống từ cổ tới mông, có thể làm rộng ra hai bên khối cơ của lưng và thắt lưng, rượu khô lại tẩm tiếp và xát như vậy khoảng 10-20 phút (vùng da nơi đánh gió nóng và hơi đỏ).

Phòng cảm bằng rượu tỏi

Mùa rét cần giữ ấm và đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh cảm lạnh. Khi nơi ở có dịch cúm, cần phòng bệnh bằng cách:

Uống rượu tỏi: 100 g tỏi giã nát ngâm với 1/2 lít rượu 60 độ, ngâm trong 2 ngày, lọc trong, mỗi tuần uống 3 lần, mỗi lần uống 20-30 giọt với nước sôi để nguội.

Nhỏ mũi bằng nước tỏi: Nước sôi để nguội hòa với tỏi đã giã (3 nhánh tỏi pha 10-15 giọt nước) lọc nước trong, nhỏ vào mũi. Không được nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh (mà chỉ nên cho ngửi).

BS. Đỗ Minh Hiền

Theo Sức Khỏe & Đời Sống, VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video